Trong bài "Tìm hiểu về cú pháp cơ bản trong PHP (Phần 1)", chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cú pháp cơ bản trong PHP. Nhưng, để hiểu và có thể sử dụng PHP một cách tốt và thành thạo những cú cơ bản như thế vẫn là chưa đủ. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đến với Phần 2 để tìm hiểu thêm về biến, hằng số, kiểu dữ liệu và toán tử trong PHP. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm cũng như cách sử dụng của chúng trong thực tế.

>>> Xem thêm các bài viết trong chuỗi bài về ngôn ngữ lập trình PHP:

Bạn muốn trở thành một nhà lập trình PHP chuyên nghiệp? Hãy bắt đầu với cuốn Ebook hữu ích từ Stringee! 

>>> ĐĂNG KÝ NHẬN EBOOK PHP MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:  

1. Biến và hằng trong PHP

1.1. Biến trong PHP

Biến là một khối dữ liệu, giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực thi chương trình. Biến trong PHP được bắt đầu bằng ký tự $ và sau đó là tên biến. Các quy tắc đặt tên biến trong PHP: Phải bắt đầu bằng một ký tự hoặc một dấu gạch dưới _. Các ký tự tiếp theo có thể sử dụng chữ cái, số và dấu gạch dưới. Tên biến trong PHP có phân biệt hoa thường.

Ví dụ:

$stringVar = "Đây là một chuỗi trong PHP";
$int = 2023;
$float = 3.14;
  • Trong quá trình thực thi chúng ta có thể thay đổi giá trị của biến khi cần thiết như sau:
$stringVar = "Đây là một chuỗi đã được thay đổi khi thực thi chương trình";
$int = 2024;
$float = 4.25;

Chúng ta hoàn toàn có thể in giá trị các biến này ra màn hình với echoprint. Để xem bài chi tiết các bạn có thể đọc thêm tại đây.

Ví dụ:

echo $stringVar;

// Kết quả: Đây là một chuỗi đã được thay đổi khi thực thi chương trình

>>> Xem thêm bài viết về ngôn ngữ lập trình PHP:

- Tìm hiểu về hàm preg_match_all trong PHP

- Tìm hiểu về hàm date trong PHP

- Các hàm thông dụng để làm việc với chuỗi trong PHP

1.2. Biến toàn cục và biến địa phương

Trong PHP, chúng ta có khái niệm biến toàn cục (Global Variables) và biến địa phương (Local Variables). Với những nhu cầu khác nhau chúng ta có thể chọn những cách khai báo khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai khái niệm trên:

1.2.3. Biến toàn cục (Global Variables) là gì?

Một số đặc điểm của biến toàn cục:

  • Biến toàn cục được khai báo bên ngoài của bất kỳ hàm hoặc khối mã cụ thể nào. Chúng có phạm vi sử dụng là toàn bộ chương trình.
  • Biến toàn cục thường được sử dụng khi chúng ta cần chia sẻ dữ liệu giữa nhiều phần hoặc hàm của chương trình.
  • Để khai báo một biến toàn cục, chúng ta cần sử dụng từ khóa global trước biến hoặc định nghĩa biến bên ngoài bất kỳ hàm nào

Ví dụ:

$globalVar = 10; // Đây là biến toàn cục

function checkUseGlobalVar() {
    echo "Giá trị: " . $globalVar;
}

checkUseGlobalVar();

/*
Warning: Undefined variable $bienToanCuc in /tmp/Y0d9I8tozz.php on line 7
Giá trị: 
*/

Trong ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng chúng ta không thể in ra màn hình giá trị của biến $bienToanCuc vì chúng ta chưa khai báo global cho nó. Ta sẽ viết lại nó như sau:

$globalVar = 10; // Đây là biến toàn cục

function checkUseGlobalVar() {
    global $globalVar;
    echo "Giá trị: " . $globalVar;
}

checkUseGlobalVar();

// Kết quả : Giá trị: 10

>>> Xem thêm bài viết tương tự tại đây:

1.2.3. Biến địa phương (Local Variables) là gì?

Một số đặc điểm của biến địa phương:

  • Biến địa phương được khai báo bên trong hàm hoặc khối mã cụ thể và nó chỉ được truy cập từ bên trong đó.
  • Biến địa phương thường được sử dụng tạm thời và giá trị của nó không ảnh hướng đến các biến toàn cục.

Ví dụ:

function checkUseLocalVar() {
    $localVar = 5; // Đây là biến địa phương
    echo $localVar;
}

checkUseLocalVar();

// Kết quả: 5

1.2. Hằng số trong PHP

Hằng số là một giá trị không đổi trong quá trình thực thi của một chương trình. Khi chúng ta đã định nghĩa hằng số, chúng ta không thể thay đổi giá trị của nó. Để định nghĩa hằng số, chúng ta sử dụng hàm define() hoặc sử dụng toán tử const.

Ví dụ:

define("TEN_HANG_SO", "Gia tri cua hang so");
const TEN_HANG_SO = "Gia tri cua hang so";
echo TEN_HANG_SO; // In ra "Gia tri cua hang so"

2. Kiểu dữ liệu trong PHP

2.1. Dữ liệu kiểu số trong PHP

  • Kiểu số trong PHP bao gồm số nguyên (Integer) và số thực (floating-point).

Ví dụ:

$int = 2023;
$float = 3.14;

Chú ý:

  • Dữ liệu kiểu int có ít nhất 1 ký tự.
  • Giá trị dữ liệu kiểu int nằm trong khoảng: -2,147,483,648 và 2,147,483,647

Chúng ta cũng có thể chuyển đổi một dữ liệu sang kiểu int hoặc float như sau:

$int = "2023";
$int = (int) $int;
var_dump($int);

// Kết quả: int(2023)

$float = "3.14128";
$float = (float) $float;
var_dump($float);

// Kết quả: float(3.14128)

Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng is_int() hoặc is_integer() để kiểm tra một số có phải kiểu integer hay không. Hoặc is_float() để kiểm tra một số có phải là kiểu float hay không.

Ví dụ:

$int = 2023;
var_dump(is_int($int)); // Kết quả: bool(true)

$float = 3.14128;
var_dump(is_float($float)); // Kết quả: bool(true)

2.2. Dữ liệu kiểu chuỗi trong PHP

Dữ liệu kiểu chuỗi được định nghĩa bên trong cặp dấu nháy kép hoặc nháy đơn. Và được sử dụng để lưu trữ văn bản.

Ví dụ:

$string = "Đây là một chuỗi cho dữ liệu kiểu chuỗi trong PHP";

Tương tự, ta có thể sử dụng is_string() để kiểm tra một biến có phải kiểu string hay không.

$string = "Đây là một chuỗi cho dữ liệu kiểu chuỗi trong PHP";
var_dump(is_string($string)); // Kết quả: bool(true)

2.3. Dữ liệu kiểu mảng trong PHP

Kiểu mảng cho phép chúng ta lưu trữ nhiều giá trị trong một biến duy nhất như sau:

Ví dụ:

$arr = array(1, 2, 3, "bốn");

var_dump($arr);

/*
Kết quả:

array(4) {
  [0]=>
  int(1)
  [1]=>
  int(2)
  [2]=>
  int(3)
  [3]=>
  string(5) "bốn"
}
*/

Tương tự, ta có thể sử dụng is_array() để kiểm tra một biến có phải kiểu array hay không.

$arr = array(1, 2, 3, "bốn");

var_dump(is_array($arr)); // Kết quả: bool(true)

>>> Xem thêm các bài viết tương tự tại đây:

2.4. Dữ liệu kiểu object trong PHP

Kiểu đối tượng cho phép chúng ta định nghĩa và sử dụng các lớp và đối tượng trong PHP

Ví dụ:

class ObjVar {
    public $message;
    public $year;
}

$sv = new ObjVar();
$sv->message = "Đây là một tin nhắn!";
$sv->year = 2023;

2.5. Dữ liệu kiểu boolean trong PHP

Kiểu boolean có hai giá trị: true (đúng) hoặc false (sai).

Ta có thể kiểu tra dữ liệu có phải kiểu boolean không như sau:

$arr = array(1, 2, 3, "bốn");

var_dump(is_bool($arr));

Tìm hiểu thêm: Boolean trong Javascript

2.6. Dữ liệu kiểu null trong PHP

Kiểu dữ liệu null là biểu thị rằng biến không có giá trị hoặc giá trị của biến bị thiếu.

Ví dụ:

$var2 = null;

3. Toán tử trong PHP

3.1. Toán tử số học

Toán tửMô tả
+Cộng
-Trừ
*Nhân
/Chia
%Chia lấy phần dư

3.2. Toán tử gán

Toán tửMô tả
=Gán giá trị
+=Cộng và gán
-=Trừ và gán
*=Nhân và gán
/=Chia và gán
%=Chia lấy phần dư và gán

3.3. Toán tử so sánh

Toán tửMô tả
==So sánh giá trị
===So sánh giá trị và kiểu dữ liệu
!= hoặc <>Không bằng
!==Không bằng về giá trị hoặc kiểu dữ liệu
<Nhỏ hơn
>Lớn hơn
<=Nhỏ hơn hoặc bằng
>=Lớn hơn hoặc bằng

3.4. Toán tử logic

Toán tửMô tả
&& hoặc andAND logic
|| hoặc orOR logic
! hoặc notNOT logic
XORXOR logic

3.5. Toán tử chuỗi

Toán tửMô tả
.Ghép chuỗi
.=Ghép chuỗi và gán

3.6. Toán tử khác

Toán tửMô tả
?:Toán tử ba ngôi (Conditional) - rút gọn của if-else
.Toán tử chuỗi
[]Toán tử truy cập mảng
->Toán tử truy cập đối tượng
++Tăng giá trị lên 1
--Giảm giá trị xuống 1

3.7. Toán tử bitwise (bit)

Toán tửMô tả
&AND bitwise
|OR bitwise
^XOR bitwise
~NOT bitwise
<<Dịch trái
>>Dịch phải

3.8. Toán tử xác định kiểu (Type Casting)

Toán tửMô tả
(int)Ép kiểu thành số nguyên
(float)Ép kiểu thành số thực
(string)Ép kiểu thành chuỗi
(array)Ép kiểu thành mảng
(object)Ép kiểu thành đối tượng
(bool)Ép kiểu thành boolean

Tổng kết

Qua 2 phần của loạt bài viết này, chúng ta đã được tìm hiểu về các khái niệm và cú pháp trong PHP như biến, hằng số, kiểu dữ liệu và toán tử. Đây chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những gì mà bạn sẽ làm với PHP sau này. Để có thể nắm vững và hiểu hơn về PHP chúng ta cần tiếp tục nâng cao kiến thức về nó, đồng thời thực hành sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những kiến thức đã được đọc.

Loạt bài về PHP vẫn còn trên trang Blog Stringee mời các bạn tiếp tục theo dõi tại đây.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: