1. API là gì? Một số chuẩn API thông dụng
1.1. API là gì?
API là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức. Ví dụ: hệ thống phần mềm của cơ quan thời tiết chứa dữ liệu về thời tiết hàng ngày. Ứng dụng thời tiết trên điện thoại của bạn sẽ “trò chuyện” với hệ thống này qua API và hiển thị thông tin cập nhật về thời tiết hàng ngày trên điện thoại của bạn.
1.2. Một số giao thức API phổ biến hiện nay
1.2.1. REST: Representational State Transfer
Là một kiến trúc định nghĩa tiêu chuẩn giao tiếp giữa các hệ thống web. Các hệ thống tuân thủ tiêu chuẩn REST sẽ được gọi là RESTful, như chúng ta có thể thường nghe thấy cụm từ RESTful API.
Có một số quy tắc mà chúng ta sẽ phải tuân thủ khi thiết kế API theo chuẩn REST, cụ thể dưới đây:
- Client-Server: tách biệt vai trò của máy khách và máy chủ. Máy khách chỉ gửi yêu cầu trong khi đó máy chủ sẽ xử lý và phản hồi lại kết quả. Điều này giúp phân chia trách nhiệm rõ ràng cho phép chúng ta có thể phát triển nhiều phần của một chương trình độc lập.
- Stateless: tuân thủ nguyên tắc không lưu trữ trạng thái, nghĩa là mỗi một yêu cầu từ máy khách đến máy chủ sẽ chứa tất cả các thông tin để nó có thể hiểu và xử lý yêu cầu. Máy chủ sẽ không lưu trữ trạng thái của client điều này giúp cho việc dễ dàng mở rộng và bảo trì.
- Cacheable: các phản hồi từ phía server(máy chủ) có thể được lưu trữ tại một bộ nhớ tạm(cache) để có thể trả về cho máy khách khi cần, giúp giảm tải cho máy chủ và cải thiện hiệu suất của hệ thống.
- Uniform Interface: REST sử dụng một giao diện đồng nhất để tương tác với các tài nguyên. Điều này được thể hiện qua việc REST cung cấp các phương thức GET, PUT, POST, DELETE,... cho phép máy khách có thể thao tác với các tài nguyên.
- Layered System: REST cho phép chúng ta có thể phân chia ứng dụng thành nhiều lớp, trong đó mỗi lớp có thể thực hiện một nhiệm vụ cụ thể mà không cần phải biết đến các lớp khác. Điều này khá tương đồng với một nguyên tắc trong lập trình mà chúng ta có thể đã từng nghe qua đó là “Single responsibility”.
- Code on Demand: giao thức này có thể hỗ trợ tùy chon thêm các tính năng khi mà client yêu cầu mà không cần phải tải hết chúng trong một lần khởi động ứng dụng
<ảnh>
1.2.2. Webhook
Webhook là một cơ chế cho phép các ứng dụng có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực cho các client mỗi khi có sự kiện gì đó xảy ra.
Thay vì yêu cầu ứng dụng hoặc client liên tục gửi yêu cầu(polling) để kiểm tra xem có sự kiện mới hay không thì webhook sẽ gửi dữ liệu đến một url cụ thể khi sự kiện đó xảy ra, thường được gọi là callback url hoặc endpoint.
<ảnh>
1.2.3. GraphQL
Đây là một loại ngôn ngữ truy vấn giúp cúng ta định nghĩa các tác vụ như query(truy vấn), mutation(thay đổi), subscription(lắng nghe) trên một GrapQL server. Ngôn ngữ này tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Hierachical: phản ánh mối quan hệ phân cấp, dữ liệu cha chứa dữ liệu con, dữ liệu con chứa trong dữ liệu cha.
- View-centric: thay vì API quyết định những gì cần được trả về, client sẽ quyết định dữ liệu mà nó vần truy vấn từ server.
- Client-driven: client sẽ hoàn toàn kiểm soát dữ liệu mà họ cần dùng bằng việc define các trường cụ thể trong truy vấn. Điều này tương đồng với khái niệm view-centric ở trên và nó đi ngược lại với REST khi mà client sẽ chỉ có thể sử dụng dữ liệu mà server trả về cho nó.
- Strongly-typed: kiểu dữ liệu của các trường được định nghĩa một cách rõ ràng, đảm bảo các truy vấn được thực hiện chính xác và có thể xác định được các lỗi sớm.
- Introspective: cho phép client tự động khám phá schema của API. Client có thể gửi các truy vấn này để biết kiểu dữ liệu, các trường có sẵn và các relationship trong schema.
- Version-free: đây là một trong các nguyên tắc rất hay của GraphQL mang lại nhiều giá trị để chúng ta có thể cân đối trong việc lựa chọn. Đó là chúng ta không cần phải duy trì nhiều phiên bản của API. Lý giải cho điều này, chúng ta có thể hiểu là vì client có thể yêu cầu chính xác dữ liệu họ cần. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển và mở rộng API nhưng không làm hỏng tính tương thích với các phiên bản cũ.
1.2.4. gRPC: gRPC remote procedure call
Là một phương thức client-server định nghĩa các phương thức có thể được gọi từ xa bỏi các client. Nó hỗ trợ bốn kiểu tương tác dưới đây khiến cho phương thức này trở nên đặc biệt:
- Unary: gRPC hỗ trợ mô hình Request/Response truyền thống, giúp dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có sử dụng RPC. Điều này giống với việc bạn yêu cầu thông tin của 100 khách hàng và hệ thống sẽ trả về cho bạn 100 khách hàng, sau đó yêu cầu sẽ được đóng lại.
- Server streaming: gRPC cho phép máy chủ gửi một luồng dữ liệu liên tục đến máy khách sau khi nhận được yêu cầu, phù hợp với các trường hợp cần truyền dữ liệu theo thời gian thực hoặc khối lượng lớn. Client streaming: Máy khách có thể gửi một chuỗi các thông điệp đến máy chủ trước khi nhận được phản hồi (ngược lại với ví dụ ở mục 2).
- Bidirectional streaming: gRPC cho phép giao tiếp hai chiều không đồng bộ giữa máy khách và máy chủ, giúp cả hai có thể trao đổi dữ liệu liên tục và đồng thời, làm tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong các ứng dụng cần giao tiếp phức tạp.
2. Các lợi ích khi sử dụng API
- Tích hợp
API được sử dụng để tích hợp ứng dụng mới với hệ thống phần mềm hiện tại. Điều này làm tăng tốc độ phát triển vì không cần phải viết lại từng chức năng từ đầu. Bạn có thể sử dụng API để tận dụng mã hiện có.
- Đổi mới
Rất nhiều lĩnh vực có thể thay đổi khi một ứng dụng mới ra mắt. Doanh nghiệp cần khẩn trương phản ứng và hỗ trợ việc triển khai nhanh chóng các dịch vụ đổi mới. Họ có thể thực hiện việc này bằng cách thực hiện các thay đổi ở cấp độ API mà không cần phải viết lại toàn bộ mã.
- Mở rộng
API mang lại cơ hội độc đáo cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ trên những nền tảng khác nhau. Ví dụ: API bản đồ cho phép tích hợp thông tin bản đồ qua các trang web, nền tảng Android, iOS, v.v. Mọi doanh nghiệp đều có thể cung cấp quyền truy cập tương tự vào cơ sở dữ liệu nội bộ của họ bằng API miễn phí hoặc trả phí.
- Dễ duy trì
API đóng vai trò là cổng giữa hai hệ thống. Mỗi hệ thống đều phải thực hiện các thay đổi nội bộ để API không bị tác động. Bằng cách này, mọi sự thay đổi về mã trong tương lai do một bên thực hiện sẽ không tác động đến bên còn lại.
- Bảo đảm tính cá nhân hóa
Khác với ứng dụng, API có thể được giới hạn phạm vi để phù hợp với phạm vi của từng user sử dụng tương ứng với yêu cầu gửi lên từ client.
Thông qua API, các công ty hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo từng cá nhân trong hệ thống.
- Thích ứng
Cần thay đổi theo thời gian và API giúp dự đoán các thay đổi. Khi làm việc với công nghệ này, di chuyển dữ liệu được hỗ trợ tốt hơn và thông tin được xem xét kỹ hơn. Nói tóm lại, API làm cho việc cung cấp dịch vụ linh hoạt hơn.
- Bảo mật
Sử dụng API tức là client chỉ có thể lấy những tài nguyên trên danh nghĩa một user nó được phép lấy từ ứng dụng của chúng ta chứ không được phép trực tiếp thao tác với các tài nguyên của hệ thống. Client sẽ không thể biết dữ liệu được lưu ở đâu, nền tảng lưu trữ là gì và có bao nhiêu dữ liệu tất cả.
3. Một số cách sử dụng API trong ứng dụng/website
3.1. Tích Hợp Đăng Nhập Xã Hội
API cho phép tích hợp các tùy chọn đăng nhập xã hội vào trang web của mình. Thay vì yêu cầu người dùng tạo một tài khoản mới, họ có thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Google, hoặc Twitter của họ. API của các dịch vụ xã hội này cung cấp khả năng xác thực và quyền truy cập thông tin người dùng, giúp tạo ra quá trình đăng ký và đăng nhập dễ dàng hơn.
3.2. Xử Lý Thanh Toán Trực Tuyến
Các trang web thương mại điện tử không thể thiếu API liên quan đến thanh toán trực tuyến. Các dịch vụ như PayPal, Stripe, và Square cung cấp API để xử lý giao dịch thanh toán một cách an toàn. Người dùng có thể mua sản phẩm và thanh toán mà không cần phải rời khỏi trang web của bạn, tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện.
Các bạn cũng có thể thấy cổng thanh toán của Stringee được cung cấp bởi nền tảng Stripe giúp cho các giao dịch duy trì gói cước của các bạn được nhanh chóng và liền mạch hơn.
3.3. Lấy Dữ Liệu Từ Cơ Sở Dữ Liệu Từ Xa
API cho phép bạn tương tác với cơ sở dữ liệu từ xa, giúp bạn lấy và lưu trữ dữ liệu một cách linh hoạt. Nếu bạn có nhiều hệ thống hoạt động trên nhiều máy chủ khác nhau, bạn có thể sử dụng API để truy cập và cập nhật dữ liệu từ xa một cách dễ dàng. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng hoặc trang web khác nhau.
3.4. Tích Hợp Tính Năng Ứng Dụng Di Động
API cho phép chúng ta có thể cung cấp các tính năng và dữ liệu tương tự cho toàn bộ các nền tảng mà chúng ta xây dựng. Các dữ liệu nhận được từ mobile hay website hay desktop application đều sẽ là như nhau. Điều này cho phép người dùng có một trải nhiệm lièn mạch, họ có thể truy cập vào nội dung và chức năng trên bất kỳ nền tảng nào.
3.5 Tối Ưu Hóa Bảo Mật và Hiệu Suất
Sử dụng API cũng giúp tối ưu hóa bảo mật và hiệu suất của trang web. Bạn có thể kiểm soát quyền truy cập của từng API và đảm bảo rằng chỉ các ứng dụng cần thiết mới có thể truy cập vào dữ liệu và chức năng cụ thể. Điều này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và tăng cường bảo mật của trang web.
Kết luận
API là một khía cạnh quan trọng và phổ biến trong ngành công nghệ thông tin và phần mềm. Nó cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mạnh mẽ và đa dạng. Hiểu rõ về cách API hoạt động và cách sử dụng chúng có thể giúp bạn tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ này trong việc phát triển và tích hợp các ứng dụng và dịch vụ của bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc về các vấn đề trên hãy liên hệ ngay với Stringee để được tư vấn hỗ trợ giải đáp.