Trong bài 4 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các cú pháp cơ bản của PHP. Thông qua đó, chúng ta đã có thể nắm vững được những gì cơ bản nhất của PHP. Để tiếp tục series về PHP này, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu hơn vac chi tiết hơn về: Câu lệnh điều kiện và vòng lặp trong PHP.

>>> Xem thêm các bài viết trong chuỗi bài về ngôn ngữ lập trình PHP:

1. Câu lệnh điều kiện trong PHP

1.1. Câu lệnh if trong PHP

  • Cú pháp:
if (condition) {
    // Khối mã sẽ được thực thi khi thỏa mãn điều kiện
}
  • Sử dụng: Dùng để kiểm tra một điều kiện cụ thể có thỏa mãn hay không.

VD: Kiểm tra độ tuổi người dùng có đủ điều kiện để truy cập trang web hay không.

if ($age > 18) {
    // Content this page
}

1.2. Câu lệnh else trong PHP

  • Cú pháp:
if (condition) {
    // Khối mã được thực hiện nếu điều kiện là đúng
} else {
    // Khối mã được thực hiện nếu điều kiện là sai
}
  • Sử dụng: thường được sử dụng với câu lệnh if để xác định một hành động thay thế khi điều kiện if không đúng.

Ví dụ: Hiển thị ra thông báo khi người dùng không thỏa mãn điều kiện về tuổi

if ($age > 18) {
    echo 'Tuổi của bạn thỏa mãn';
} else {
    echo 'Tuổi của bạn không thỏa mãn';
}

 

>>> Xem thêm các bài viết tương tự tại đây:

1.3. Câu lệnh else if theo PHP

  • Cú pháp: Về mặt cú pháp thông thường với các ngôn ngữ điều sẽ chấp nhận hai cách viết elseif hoặc else if trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng cách viết else if là cách được sử dụng thông dụng và thường gặp nhất để có thể dễ dàng quan sát về sau này.
if (condition_1) {
    // Khối mã được thực hiện nếu điều kiện 1 là đúng
} else if (condition_2 {
    // Khối mã được thực hiện nếu điều kiện 2 là đúng
} else {
    // Khối mã được thực hiện nếu không có điều kiện nào đúng
}
  • Sử dụng: Kiểm tra các điều kiện liên tục để xem điều kiện nào sẽ đúng và thực hiện khối lệnh.

Ví dụ: Kiểm tra xếp loại sinh viên

if ($point > 8) {
    echo 'Giỏi'; 
} else if (5 < $point <= 8) {
    echo 'Khá'; 
} else {
    echo 'Trung bình';
}

1.4. Câu lệnh switch trong PHP

  • Cú pháp:
switch (condition) {
    case value_1:
        // Khối mã được thực hiện nếu biểu thức trùng với value_1
        break;
    case value_2:
        // Khối mã được thực hiện nếu biểu thức trùng với value_2
        break;
    // ...
    default:
        // Khối mã được thực hiện nếu không có trường hợp nào trùng khớp
}
  • Sử dụng: Câu lệnh switch tương tư như else if, để kiểm tra một giá trị nào đó có thỏa mãn hay không và thực hiện hành động cụ thể.

Ví dụ:

$color = "blue";

switch ($color) {
    case "red":
        echo "Màu đỏ";
        break;
    case "blue":
        echo "Màu xanh";
        break;
    case "green":
        echo "Màu xanh lá cây";
        break;
    default:
        echo "Màu không xác định";
}

2. Vòng lặp trong PHP

2.1. Vòng lặp for trong PHP

  • Cú pháp:
for (init counter; test counter; increment counter) {
    // Khối mã được lặp lại cho đến khi điều kiện là sai
}
  • Sử dụng: Thường được sử dụng khi chúng ta có thể xác định được số lần lặp.

Ví dụ:

for ($i = 0; $i < 5; $i++) {
    echo ‘Số lần lặp lại' . $i;
}

2.2. Vòng lặp while trong PHP

  • Cú pháp:
while (condition) {
    // Khối mã được lặp lại cho đến khi điều kiện là sai
}
  • Sử dụng: Thường thì với vòng lặp while người dùng sẽ không biết trước được số lần lặp mà vòng lặp while sẽ thực hiện, với vòng lặp while thì chúng ta chỉ quan tâm khi điều kiện lặp vẫn đúng thì vòng lặp vẫn sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

$i=0; 
while ($i <= 5) {
     echo 'Số lần lặp lại' . $i . PHP_EOL;
     $i++;
}

2.3. Vòng lặp foreach trong PHP

  • Cú pháp:
foreach ($arr as $element) {
    // Khối mã được thực hiện cho mỗi phần tử trong mảng
}
  • Sử dụng: Để lặp qua một mảng danh sách các phần tử có sẵn.

Ví dụ:

$arr = [5, 10, 20, 30, 15];

foreach ($arr as $item) {
    echo 'Phần tử: ' . $item;
}

Tổng kết

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào thì câu lệnh điều kiện và vòng lặp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát luồng hoạt động của chương trình. PHP cũng không phải là ngoại lệ, với việc nắm rõ được cách sử dụng đồng thời sử dụng nó một cách hợp lý và đúng mục đích, câu lệnh và vòng lặp trong PHP sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cách mà chương trình của chúng ta hoạt động.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: