Làm thế nào để khách hàng liên hệ và giao tiếp với doanh nghiệp nhanh chóng nhất? Đã qua rồi thời khách hàng chỉ liên hệ với doanh nghiệp qua kênh điện thoại cố định PSTN truyền thống. Ngày này, doanh nghiệp luôn mong muốn cải tiến, cũng như ứng dụng công nghệ để giúp khách hàng có thể tiếp cận với mình bằng nhiều kênh khác nhau và tiện lợi nhất cho khách hàng. Theo xu hướng đó, càng nhiều công ty đang sử dụng các giải pháp VoIP dành cho doanh nghiệp để bổ sung kênh liên lạc vào các ứng dụng, website của họ.

Tuy nhiên để thêm các tính năng giao tiếp vào ứng dụng, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí để xây dựng từ đầu. Với Communication APIs, các lập trình viên chỉ cần tích hợp các kênh giao tiếp vào ứng dụng của mình mà không cần mất một khoảng lớn thời gian.

Có đến 66% khách hàng sử dụng trung bình hơn 3 kênh liên lạc - điểm tiếp xúc để liên hệ với doanh nghiệp mà họ đang quan tâm. Vì vậy, doanh nghiệp bổ sung nhiều kênh giao tiếp đa dạng sẽ góp phần giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

1. Communication API là gì?

Communication API - tạm dịch là API giao tiếp là một loại giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp nhúng/tích hợp các tính năng giao tiếp như: gọi điện, gọi video, chat, SMS, email,... vào ứng dụng, phần mềm có sẵn của doanh nghiệp. Theo thuật ngữ cơ bản nhất, API là một đoạn mã cho phép hai phần mềm được lưu trữ trên nền tảng đám mây (cloud) kết nối với nhau và truyền tải thông tin.

Bạn có một phần mềm và bạn muốn kết nối nó với CRM như Salesforce, thì bạn cần một API. Theo Forrester, các API tập trung vào các kênh giao tiếp giúp tương tác thuận tiện hơn cho khách hàng. 

Communication API có khả năng kết nối ứng dụng của bạn với một dịch vụ cụ thể. Ví dụ: ứng dụng của bạn có thể được tích hợp tính năng gọi thoại để khách hàng dễ dàng liên hệ với tổng đài. Sử dụng Communication API cho phép bạn thêm SMS, video, voice call, email, và mạng xã hội vào ứng dụng của mình khi cần thiết. Các công cụ khác như bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) hoạt động như một phương tiện để giúp các lập trình viên tạo ra các giải pháp chuyên biệt mà doanh nghiệp bạn yêu cầu.

2. Các loại Communication APIs

Hiểu được cách thức hoạt động của các API giao tiếp rất quan trọng. Dưới đây là một số loại Communication APIs phổ biến nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đề cần tích hợp vào ứng dụng của mình.

Voice API (API thoại)

Voice API hay Voice Call API thường được lập trình viên thêm vào ứng dụng/web để giúp khách hàng liên lạc với doanh nghiệp dễ dàng hơn. Tính năng này bao gồm chức năng cơ bản của gọi thoại là kết nối bằng số điện thoại truyền thống, tuy nhiên các tính năng nổi bật có thể được thêm vào như: ghi âm cuộc gọi, định tuyến cuộc gọi, cuộc gọi hội nghị, hay chức năng chuyển văn bản thành giọng nói (text to speech) vào ứng dụng một cách nhanh chóng.

Với Voice API, khách hàng chỉ cần 1 click ngay trên ứng dụng của doanh nghiệp là có thể gọi điện đến phòng chăm sóc khách hàng, không cần mất thời gian thao tác ấn số gọi như thông thường.

Video Call API

Video Call API cũng là một API thuộc Call API. Tương tự như Voice API, lập trình viên có thể sử dụng API này để nhúng tính năng gọi video vào ứng dụng, web của mình một cách nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần click-to-call trên ứng dụng là có thể gọi video với bộ phận bán hàng/CSKH của doanh nghiệp.

Với đặc thù một số lĩnh vực, và đặc biệt cần gặp mặt Face-to-Face, thì video call chính là giải pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, đặc biệt an toàn trong giai đoạn dịch Covide-19 cần giãn cách xã hội, hạn chế gặp mặt trực tiếp.

SMS API

Theo thống kê, hơn 65% dân số thế giới gửi tin nhắn văn bản, và hơn hai nghìn tỷ tin nhắn được gửi chỉ trong năm 2018. Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều muốn tận dụng tính năng nhắn tin SMS để tiếp cận khách hàng. Ví dụ như: tin nhắn thông báo chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,...

Hầu hết các công ty CPaaS đều cung cấp tính năng SMS API này. Giải pháp Stringee SMS API giúp doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn SMS hàng loạt đến hàng nghìn khách hàng cùng lúc với tên thương hiệu của mình, đáp ứng nhiều giới hạn về kích thước tệp. Đồng thời cho phép theo dõi trạng thái tin nhắn như: đã gửi thành công hay chưa, báo cáo chiến dịch,...

Chat API

Sử dụng Chat API, bạn có thể thêm tính năng năng chat vào ứng dụng của mình cho khách hàng chat miễn phí với nhau, chat với nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc chat với AI trả lời tự động ngay trên chính website/ứng dụng của bạn.

Chat API cho phép người dùng gửi hình ảnh, gif, link dẫn, file đính kèm, Rich text,... Đồng thời, nội dung hội thoại được lưu trữ gắn với tài khoản người dùng, giúp họ dễ dàng xem lại, tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp có thể xem báo cáo - thống kê chi tiết và lịch sử chat

Video Conference API

Video Conference API giúp lập trình viên thêm tính năng hội nghị truyền hình, gọi hình đa điểm, gọi nhóm ứng dụng, phần mềm của mình một cách nhanh chóng nhất. Thông thường để xây dựng từ đầu tính năng video conference, doanh nghiệp sẽ phải mất từ 1 - 3 năm để phát triển, nghiên cứu các công nghệ khó (VoIP, xử lý Video,...) cũng như phải duy trì 1 hệ thống máy chủ VoIP phức tạp, cồng kềnh.

Sử dụng Video Conference API, việc xây dựng trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra API này còn có các tính năng hỗ trợ như: ghi âm, ghi hình, chia sẻ màn hình (share screen),... rất hữu ích khi sử dụng.

3. Tại sao Communication APIs lại cần thiết đối với doanh nghiệp?

Như đã đề cập ở trên, để xây dựng được các tính năng giao tiếp vào ứng dụng thì doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực, chi phí lớn cho đội ngũ lập trình viên trong vòng 1 - 3 năm để phát triển. Với các API và SDK hiện đại, các developers có thể thêm các tính năng này trong thời gian ngắn, chỉ từ 15 phút. Tiết kiệm đến 60% nguồn lực, chi phí cho doanh nghiệp.

Stringee: nền tảng cung cấp giải pháp Communication API lớn nhất Việt Nam, cung cấp dịch vụ cho hơn 45 triệu người dùng cuối. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn dịch vụ Communication API cho doanh nghiệp của bạn.

Hotline: 1800 6670

Website: stringee.com