Quản lý cơ sở hạ tầng trong ngành CNTT luôn là một công việc khó khăn, yêu cầu tính tỉ mỉ và chuyên môn cao để có thể vận hành được các hệ thống ổn định. Trong quá khứ, các quản trị viên hệ thống phải quản lý và cấu hình thủ công tất cả các phần cứng và phần mềm cần thiết để chạy các ứng dụng.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ, ngày nay ngoài việc cấu hình thủ công toàn bộ các bước như các quản trị viên đã từng, chúng ta có thể áp dụng Infrastructure as Code, biến việc cấu hình thủ công các hệ thống thành bài toán lập trình kiến trúc cho một hệ thống. Nghe qua thì chúng ta có thể thấy khá là mơ hồ, chính vì vậy, trong bài viết này Stringee sẽ cùng các bạn tìm hiểu về công nghệ rất thú vị này nhé.
1. Infrastructure as Code là gì?
Infrastructure as Code (IaC) hay Cơ sở hạ tầng dưới dạng code, là quá trình sử dụng mã phần mềm để cung cấp tài nguyên trong trung tâm dữ liệu và môi trường đám mây, thay vì cài đặt phần cứng hoặc cấu hình thủ công. Công nghệ tận dụng tối đa những lợi ích của tự động hóa và khả năng cung cấp tài nguyên từ xa. Infrastructure as Code thực chất là quá trình quản lý cơ sở hạ tầng bằng các phương pháp tự động. Không giống như các tập lệnh cơ bản được sử dụng để tự động hóa các quy trình CNTT lặp đi lặp lại, Infrastructure as Code có thể chi phối các quy trình phức tạp hơn, linh hoạt và thích ứng hơn.
Các nhà phát triển sẽ không cần phải cung cấp và quản lý các máy chủ, hệ điều hành, bộ nhớ và các thành phần khác thủ công nữa. Khi cần thiết, một môi trường mới với các cấu hình hoàn toàn giống với một cấu trúc cũ nào đó có thể được xây dựng lên trong chốc lát chỉ bằng một vài câu lệnh thực hiện triển khai project.
Trong môi trường đám mây hiện đại, Infrastructure as Code ngày càng có vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động vận hành trơn tru. Sự gia tăng của các container và microservices đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng hiện tại phải cung cấp riêng cho hàng trăm ứng dụng nhỏ thay vì một vài ứng dụng lớn hơn, và Infrastructure as Code giúp tự động hóa việc này. Nó cũng đặc biệt quan trọng với DevOps vì nó cung cấp cho các nhà phát triển khả năng truy cập vào cơ sở hạ tầng CNTT mà DevOps yêu cầu.
2. Lợi ích mà Infrastructure as Code mang lại
Lợi ích đầu tiên mà chúng ta có thể thấy rõ ràng qua chính nguyên nhân tồn tại của IaC đó là cho phép các quản trị viên có thể “code” ra được các cơ sở hạ tầng CNTT. Các nhà phát triển có thể sử dụng mã nguồn để cung cấp và triển khai các máy chủ cũng như các ứng dụng của mình. Một nhà phát triển có thể tích hợp IaC vào một quy trình để xuất bản và triển khai các ứng dụng mới nhằm đảm bảo được chất lượng hoặc triển khai lên các môi trường thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bộ phận tiếp quản triển khai trực tiếp. Các cơ sở hạ tầng được sinh ra bằng cách này sẽ không có sự khác biệt giữa các môi trường đang hoạt động với nhau: về mặt OS, mạng… tránh việc phải liên tục thay đổi cấu hình môi trường hay sản phẩm chỉ vì yếu tố cấu hình giữa các môi trường khác nhau.
Việc thiết lập cơ sở hạ tầng được viết dưới dạng mã có thể trải qua cùng một phiên bản quản trị, kiểm tra tự động và các bước khác trong pipeline tích hợp liên tục và phân phối liên tục (CI/CD) mà các nhà phát triển vẫn sử dụng cho mã ứng dụng.
Một tổ chức có thể chọn kết hợp cơ sở hạ tầng dưới dạng mã với các container, để tách ứng dụng khỏi cơ sở hạ tầng ở cấp hệ điều hành. Do hệ điều hành và cơ sở hạ tầng phần cứng được cung cấp tự động và ứng dụng được gói gọn trên nó, các công nghệ này được cho là giúp bổ sung cho các mục tiêu triển khai đa dạng, như thử nghiệm, lên khung quy trình và sản xuất.
Xem thêm bài viết:
- Alert manager: Cấu hình cảnh báo bằng Prometheus cho hệ thống K8s
- Monitoring trên K8s cluster với Prometheus và Grafana
- Hướng dẫn cài đặt Web server Apache trên CentOS 7
3. Khi nào thì không nên sử dụng IaC cho hệ thống của bạn
Mặc dù Infrastructure as Code đem lại nhiều lợi ích và có giá trị sử dụng rất lâu dài, mô hình này vẫn còn tồn tại những bất lợi tiềm tàng. Công nghệ đòi hỏi các công cụ bổ sung chẳng hạn như một hệ thống quản lý cấu hình. Bất kỳ một lỗi nào cũng có thể sinh sôi và lan truyền giữa các hệ thống, do đó cần phải giám sát và kiểm soát các phiên bản trước khi phát hành.
Nếu quản trị viên muốn thay đổi cấu hình máy chủ không như các quy trình IaC đã thực hiện trước đó, việc trôi cấu hình hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải tích hợp đầy đủ cơ sở hạ tầng dưới dạng mã nguồn vào quản trị hệ thống.
Và cuối cùng, không thể không kể tới việc nguồn lực để triển khai IaC cũng là rất lớn. Để có thể triển khai đúng và hiệu quả mô hình này cần các chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với các bộ cơ sở hạ tầng đám mây (AWS, GCP, Oracle…) và có khả năng sử dụng một số framework IaC thông dụng hiện nay như Terraform, Puppet, Ansible… Chi phí triển khai một hệ thống với đầy đủ các dịch vụ hoàn toàn trên đám mây là rất lớn và sẽ không phù hợp với các tổ chức nhỏ.
4. Các framework IaC thông dụng hiện nay
Nếu các bạn search “infrastructure-as-code” trên Google, nó sẽ liệt kê ra rất nhiều tools khá phổ biến như:
- Chef
- Puppet
- Ansible
- SaltStack
- CloudFormation
- Terraform
Tất cả những tools trên đều có thể giúp bạn quản lý infrastructure (servers, vpc, storage…). Chúng hầu hết cũng là open source, được hỗ trợ bởi đông đảo contributors và có thể dùng với nhiều cloud provider khác nhau như Google Cloud, AWS, Azure…
Kết
Infrastructure as Code (IaC) là một phương pháp hiện đại trong quản lý hạ tầng công nghệ thông tin. Nó cho phép tự động hóa việc triển khai và quản lý hạ tầng thông qua mã nguồn, giúp tạo ra môi trường ổn định và co dãn. IaC giúp giảm thiểu lỗi và tối ưu hóa việc quản lý hạ tầng, đồng thời cung cấp tính nhất quán và linh hoạt cho các dự án phát triển phần mềm. Hi vọng là qua bài viết này, Stringee đã mang lại cho các bạn được nhiều kiến thức liên quan đến mô hình đầy thú vị này.
Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.
Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…
Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: