Spring là một framework nắm vai trò quan trọng trong phát triển phần mềm, tuy nhiên chúng vẫn chứa đựng những nhược điểm nhất định. Chính vì lý do này, Spring Boot đã ra đời nhằm cải thiện những nhược điểm này và hứa hẹn mang đến nhiều sản phẩm phần mềm hoàn hảo trong tương lai. Vậy Spring Boot là gì mà có thể đem lại nhiều giá trị tuyệt vời đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về thuật ngữ này tại bài viết bên dưới nhé!

1. Spring Boot là gì?

Spring Boot là một trong số các module của Spring framework chuyên cung cấp các tính năng RAD (Rapid Application Development) cho phép tạo ra và phát triển các ứng dụng độc lập dựa trên Spring một cách nhanh chóng.

Spring Boot ra đời với mục đích loại bỏ những cấu hình phức tạp của Spring, nó không yêu cầu cấu hình XML và nâng cao năng suất cho các nhà phát triển. Với sự góp mặt của Spring Boot, hệ sinh thái Spring đã trở nên mạnh mẽ, phổ biến và hiệu quả hơn bao giờ hết.

2. Ưu điểm của Spring Boot

Với mục đích ra đời rất rõ ràng của mình, Spring Boot đã khắc phục được những hạn chế về cấu hình của Spring. Dưới đây, Stringee sẽ giới thiệu thêm đến bạn một số lợi ích của Spring Boot.

Những ưu điểm đó bao gồm:

  • Hội tụ đầy đủ các tính năng của Spring framework.
  • Đơn giản hóa cấu hình và xây dựng được các ứng dụng độc lập có khả năng chạy bằng “java -jar” nhờ các dependency starter.
  • Dễ dàng deploy vì các ứng dụng server được nhúng trực tiếp vào ứng dụng để tránh những khó khăn khi triển khai lên môi trường production mà không cần thiết phải tải file WAR.
  • Cấu hình ít, tự động hỗ trợ bất cứ lúc nào cho chức năng giống với Sping như tăng năng suất, giảm thời gian viết code và không yêu cầu XML config.
  • Cung cấp nhiều plugin, số liệu, cấu hình ứng dụng từ bên ngoài.

3. Các đặc tính cơ bản của Spring Boot là gì?

Vì là một framework RAD nên Spring Boot mang trong nó nhiều đặc tính nổi trội phục vụ cho việc phát triển và cài đặt nhanh một ứng dụng chạy trên Java.

Đặc tính đầu tiên có thể kể đến đó là Spring Boot cung cấp sẵn cho chúng ta một lớp có chứa hàm main và được hoạch định làm điểm mở đầu cho toàn bộ chương trình. Lớp này được đặt tên là Spring Application, nó giúp khởi chạy các ứng dụng từ hàm main, khi chạy nó chúng ta chỉ cần gọi phương thức run.

SpringApplication class

Spring Boot giúp giảm bớt độ phức tạp trong việc cấu hình ứng dụng trong trường hợp chúng ta sử dụng nhiều môi trường. Với Profiles, Spring Boot cung cấp cho người sử dụng một cách phân chia cấu hình cho từng môi trường. Các bên thực hiện việc cấu hình ứng dụng hoàn toàn có thể được đánh dấu profiles để giới hạn thời điểm hay môi trường mà nó sẽ được tải các cấu hình lên ứng dụng.

Externalized Configurations: Externalized Configuration cho phép bạn có khả năng cấu hình được từ bên ngoài. Vì vậy, một ứng dụng được xây dựng có thể được vận hành và hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau. Để thực hiện Externalized Configuration bạn có thể sử dụng các file properties, YAML, các tham số command line hay các biến môi trường.

Đặc tính cuối cùng mà bạn nên biết đó là tất cả các tính năng log nội bộ của Spring Boot đều sử dụng common logging. Chúng được quản lý một cách mặc định, vì vậy bạn không nên sửa các dependency logging nếu không được yêu cầu.

>>> Xem thêm bài viết:

- Khai báo và sử dụng mảng các đối tượng trong Java

- Phân biệt ArrayList, Set và Vector trong Java

- Lập trình đa luồng là gì? Hướng dẫn lập trình đa luồng bằng ngôn ngữ Java

4. Những kiến thức cần có khi học Spring Boot

Ngoài việc hiểu rõ được khái niệm về Sping Boot và những ưu điểm, đặc tính mà nó mang lại, thì bạn cũng cần biết thêm một số kiến thức cần có khi học Sping Boot dưới đây để sử dụng nó một cách hiệu quả.

4.1. Java Core

Trước khi học về Sping Boot thì Java Core là kiến thức không thể thiếu:

  • Java cơ bản: Hàm, biến, vòng lặp,…
  • Hướng đối tượng OOP trong Java.
  • Các tính năng mới trong Java 8.
  • Biết cách sử dụng các collection API thông dụng và quan trọng.
  • Ngoài ra còn một số những yếu tố khác mà bạn nên tìm hiểu mặc dù Spring Boot ít khi sử dụng đến như Asynchronous, Stream API, Multithreading và File IO.

4.2. Template engine

Sử dụng template engine giúp xử lý view trong các ứng dụng MVC để pass dữ liệu vào view và trả về một trang HTML cơ bản trong Spring Boot. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách sử dụng Thymeleaf và JSP trong Sping Boot.

4.3. Package manager

Để quản lý các thư viện được cài thêm, các package manager là công cụ không thể thiếu trước khi code dự án Spring Boot. Java có hai package manager tương tự với NPM và Yarn của Javascript là Gradle và Maven. Bạn nên tìm hiểu về cách dùng của 2 loại package manager này.

Tuy nhiên, phần này không cần thiết phải hiểu quá sâu. Một số nội dung bạn cần biết là chỉnh sửa thông tin project, cài đặt và xóa thư viện,…

4.4. JPA/MongoDB

Một số kiến thức bạn cần tìm hiểu trong phần này bao gồm:

  • Cách tạo cấu hình database trong Sping Boot.
  • Cấu trúc các lớp và interface của JPA/MongoDB.
  • Các thao tác CRUD cơ bản.
  • Tự động tạo các câu yêu cầu query dựa vào tên method.
  • Sử dụng MongoTemplate để thực hiện các câu query phức tạp.
  • Phân trang và sắp xếp các dữ liệu query.

Kết

Như đã thấy được xuyên suốt bài viết, sự ra đời của Sping Boot là điều tất yếu nhằm khắc phục được những hạn chế về cấu hình của Spring framework. Hy vọng, với một số những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu được Sping Boot là gì và những kiến thức cơ bản có liên quan đến nó.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: