Hiện nay, với sự phát triển của rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, các lập trình viên có rất nhiều sự lựa chọn để phát triển ứng dụng. PHP cho đến hiện tại vẫn là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng rất phổ biến. Với PHP, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra các trang web động, cũng như xử lý dữ liệu và tương tác với cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng. Để bắt đầu với PHP, chúng ta cần nắm vững những cú pháp cơ bản trong PHP. Trong phần 1 của loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số cú pháp quan trọng trong PHP.
>>> Xem thêm các bài viết trong chuỗi bài về ngôn ngữ lập trình PHP:
- Bài 1: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP
- Bài 2: Hướng dẫn sử dụng XAMPP: Tạo môi trường Lập trình PHP trên máy tính của bạn
- Bài 3: Tìm hiểu về cú pháp cơ bản trong PHP (Phần 1)
- Bài 4: Tìm hiểu về cú pháp cơ bản trong PHP (Phần 2)
- Bài 5: Câu lệnh điều kiện trong PHP
- Bài 6: Xử lý biểu mẫu với PHP
- Bài 7: Hàm trong PHP (Phần 1)
- Bài 8: Hàm trong PHP (Phần 2)
- Bài 9: Kết nối Cơ sở dữ liệu với PHP
- Bài 10: Bảo mật trong PHP
- Bài 11: Thiết kế trang web động với PHP
- Bài 12: Xây dựng ứng dụng web hoàn chỉnh với PHP
Bạn muốn trở thành một nhà lập trình PHP chuyên nghiệp? Hãy bắt đầu với cuốn Ebook hữu ích từ Stringee!
>>> ĐĂNG KÝ NHẬN EBOOK PHP MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:
1. Mở và đóng đoạn code PHP
Hiện tại, PHP hỗ trợ chúng ta 3 cách mở và đóng đoạn code PHP, sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cách đóng mở đoạn code PHP ngay sau đây.
- Cách 1: Đây là cách thông dụng, được sử dụng nhiều nhất. Đồng thời đây cũng là cú pháp được khuyên dùng để đảm bảo code PHP có khả năng chạy trên các môi trường khác nhau mà không có lỗi.
<?php
// Bắt đầu đoạn mã PHP
echo "Đây là đoạn mã PHP sẽ được thực thi";
?>
Chú ý: Với những file chỉ bao gồm mã php
chúng ta có thể sử dụng cú pháp <?php
để mở đoạn mã PHP mà không cần sử dụng ?>
để đóng.
<?php
// Bắt đầu đoạn mã PHP
echo "Đây là đoạn mã PHP sẽ được thực thi";
- Cách 2: Cũng tương tự như cách trên, với cách này chúng ta hoàn toàn có thể thực thi được đoạn mã PHP.
<?
// Bắt đầu đoạn mã PHP
echo "Đây là đoạn mã PHP sẽ được thực thi";
?>
Chú ý:
- Cú pháp trên không phải là cú pháp tiêu chuẩn trong PHP mà là cú pháp PHP viết tắt, cú pháp trên được gọi là "short tags" hoặc "short open tags".
- Việc sử dụng cú pháp rút gọn này không được khuyến nghị nhất là khi chúng ta cần đảm bảo sự di động cũng như tương thích mã nguồn trên nhiều máy chủ.
- Để sử dụng được cú pháp trên chúng ta cần cho phép sử dụng nó bằng cách chỉnh sửa cấu hình
short_open_tag
trong tập cấu hình PHPphp.ini
2. Comment code trong PHP
Trong khi viết mã, chúng ta sẽ thường xuyên gặp những đoạn mã phức tạp và khó hiểu. Lúc này, việc comment được sử dụng để chúng ta có thể chèn những đoạn chú thích vào trong mã nguồn của mình, việc này góp phần giải thích hoặc đánh dấu một đoạn code nào đó. Với việc sử dụng comment một cách hợp lý, chúng ta có thể giúp cho việc bảo trì cũng như nâng cấp mã sau này trở nên dễ dàng hơn.
<?php
// Chúng ta có thể comment 1 dòng như ví dụ này.
# Hoặc chúng ta cũng có một cách khác để comment như trong ví dụ này.
/*
Hoặc khi chúng ta cần comment một đoạn mã quá dài
chúng ta có thể sử dụng cú pháp như trên.
*/
?>
>>> Xem thêm bài viết tương tự tại đây:
- Tìm hiểu về cú pháp cơ bản trong PHP (Phần 2)
- Lập trình hướng đối tượng (OOP) với PHP
- Hàm ẩn danh (Anonymous Function) trong PHP
3. Xuất dữ liệu lên màn hình
Trong PHP, các hàm echo
và print
đều cho phép chúng ta xuất dữ liệu ra màn hình hoặc trả về nội dung dưới dạng chuỗi, tuy nhiên chúng sẽ có những khác biệt nhỏ về cách sử dụng. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chúng.
echo
:- Hàm
echo
thông thường được sử dụng mà không cần đến dấu ngoặc tròn. - Hàm
echo
cho phép xuất nhiều giá trị cùng lúc và không trả về giá trị khi thực thi.
- Hàm
Ví dụ:
<?php
echo 'Đây là dòng text được in ra bởi hàm echo' . PHP_EOL;
echo 'Đây là dòng text', ' được in ra bởi hàm echo' . PHP_EOL;
$text = 'Đây là dòng text được in ra bởi hàm echo';
echo $text;
Kết quả:
Đây là dòng text được in ra bởi hàm echo
Đây là dòng text được in ra bởi hàm echo
Đây là dòng text được in ra bởi hàm echo
- Chú ý:
- Trong một số trường hợp, thường gặp nhất là trong file
*.html
chúng ta sẽ thấyecho
được viết tắt bằng cú pháp<?= ... ?>
. - Vì đây cũng là cú pháp viết tắt cho nên chúng ta cũng cần điều chỉnh cấu hình
short_open_tag
, cũng như nó không được khuyến cáo sử dụng.
- Trong một số trường hợp, thường gặp nhất là trong file
<p><?= 'Đây là đoạn text sẽ được in ra màn hình' ?></p>
print
:- Hàm
print
ta sẽ thường thấy nó được sử dụng có dấu ngoặc tròn (tuy việc này là không cần thiết). - Tuy nhiên, khác với
echo
, hàmprint
chỉ cho phép thực hiện với một giá trị tại một thời điểm và nó sẽ trả về giá trị sau khi thực thi, nên ta có thể gán giá trị trả về củaprint
cho một biến.
- Hàm
Ví dụ:
<?php
print("Đây là đoạn text sẽ được in ra màn hình!" . PHP_EOL);
$message = "Đây là đoạn text sẽ được in ra màn hình với biến message";
$result = print($message);
Kết quả:
Đây là đoạn text sẽ được in ra màn hình!
Đây là đoạn text sẽ được in ra màn hình với biến message
4. Hàm var_dump()
trong PHP
Trong PHP, var_dump()
được sử dụng để hiển thị thông tin về kiểu dữ liệu, giá trị và kích thước của một biến hoặc biểu thức. Thông thường, hàm var_dump()
sẽ được sử dụng nhiều trong quá trình debug và kiểm tra dữ liệu.
Ví dụ:
<?php
$number = 2023;
$string = "Chuỗi được in ra bới hàm var_dump()";
$array = [2, 0, 2, 3];
$assocArray = ['text' => "Hello World!", "number" => 2023];
var_dump($number);
var_dump($string);
var_dump($array);
var_dump($assocArray);
Kết quả:
int(2023)
string(44) "Chuỗi được in ra bới hàm var_dump()"
array(4) {
[0]=>
int(2)
[1]=>
int(0)
[2]=>
int(2)
[3]=>
int(3)
}
array(2) {
["text"]=>
string(12) "Hello World!"
["number"]=>
int(2023)
}
5. Nối chuỗi trong PHP
Trong PHP, chúng ta sử dụng dấu .
để nối chuỗi với chuỗi, hoặc chuỗi với biến.
Ví dụ:
<?php
echo "Chúng ta sẽ nối 2 đoạn này lại với nhau" . " như sau." . PHP_EOL;
$text1 = "Đoạn text 1";
echo 'Chúng ta có thể nối nó vào như sau: ' . $text1 . PHP_EOL;
echo "Chúng ta có thể nối nó vào như sau: $text1";
Kết quả:
Chúng ta sẽ nối 2 đoạn này lại với nhau như sau.
Chúng ta có thể nối nó vào như sau: Đoạn text 1
Chúng ta có thể nối nó vào như sau: Đoạn text 1
Tổng kết
Chúng ta đã cùng nhiều tìm hiểu được rất nhiều cú pháp cơ bản trong PHP, chỉ với một bài viết chúng ta không thể tìm hiểu hết được tất cả các cú pháp trong PHP một cách nhanh chóng cũng như chi tiết được. Phần 1 về giới thiệu các cú pháp đơn giản trong PHP sẽ được kết thúc tại đây, hy vọng các bạn có thể dành thời gian để có thể theo dõi "Tìm hiểu về cú pháp cơ bản trong PHP (Phần 2)" để chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu nhiều hơn về PHP cũng như các cú pháp được sử dụng trong nó.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về Local Storage trong lập trình web, từ những khái niệm cơ bản tới cách hoạt động. Đây là công cụ hữu ích giúp giữ lại dữ liệu trên trình duyệt web mà không phải sử dụng cookie hoặc server, giúp cho các trang web hoạt động mượt mà và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Stringee để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất mỗi ngày.
Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.
Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…
Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: