Phát triển

Bài 1: Python là gì? Cài đặt Python và tạo dựng môi trường làm việc

Trang Vũ 27-02-2024
Bài 1: Python là gì? Cài đặt Python và tạo dựng môi trường làm việc

Python, nhắc đến cái tên này, chúng ta không thể không nghĩ đến một ngôn ngữ lập trình luôn đứng trong hàng top các ngôn ngữ lập trình trong các năm trở lại đây. Nó được sử dụng trong mọi thứ, từ học máy cho đến xây dựng các trang web và sử dụng để kiểm thử các phần mềm. Tuần này, Stringee và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về Python và cùng nhau cài đặt nó nhé.

>>> Xem thêm các bài viết trong chuỗi bài hướng dẫn lập trình Python tại đây:

1. Python là gì?

Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao thường được sử dụng để xây dựng trang web, phần mềm, tự động hóa và các tác vụ phân tích dữ liệu. Python là một ngôn ngữ có mục đích chung, nó có thể được sử dụng cho nhiều chương trình khác nhau, không chuyên biệt cho bất kỳ vấn đề cụ thể nào.

Python được thiết kế với cú pháp dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ vì thế mà ngôn ngữ này có hình thức rất sáng sủa với cấu trúc ngắn gọn và rõ ràng. Đây là lợi thế, nó tạo ra cảm giác dễ dàng tiếp cận cho những người mới học. Hiện nay, Python đã hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành như Linux, Windows hay MacOS.

Ngôn ngữ lập trình “con trăn” thuộc loại đa mẫu hình, nghĩa là nó hỗ trợ hoàn toàn mẫu lập trình hướng đối tượng và lập trình cấu trúc. Chúng ta cũng có thể lập trình theo hàm và lập trình hướng khía cạnh với Python.

2. Ứng dụng của Python

2.1. Phân tích dữ liệu và học máy

Trong những năm gần đây, tại thời điểm bùng nổ phát triển cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chúng ta chắc hẳn đều đã nghe qua về trí tuệ nhân tạo. Có thể nói, đây cũng là một bước tiến lớn đối với Python vì đây là một thế mạnh của nó.

Python đã trở thành một yếu tố chính trong ngành khoa học dữ liệu, nó cho phép thực hiện các phép thống kê phức tạp, trực quan hóa dữ liệu, xây dựng các thuật toán học máy, thao tác và phân tích dữ liệu.

Rất nhiều thư viện hỗ trợ Python được ra đời để làm tăng tính hiệu quả và tốc độ cho các chương trình học máy như TensorFlow và Keras.

2.2. Phát triển web

Django và Flask là hai framework rất nổi trong thời gian mà Python còn ngự trị trên toàn bộ các mặt báo của ngành công nghệ thông tin. Với Python, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển backend của các trang web. Vai trò của Python trong phát triển web có thể được kể đến như: gửi dữ liệu đến các máy chủ, nhận dữ liệu đến từ các yêu cầu, giao tiếp với cơ sở dữ liệu, định tuyến các URL.

2.3. Tự động hóa

Nếu bạn thấy mình thực hiện một nhiệm vụ lặp đi lặp lại, bạn có thể làm việc hiệu quả hơn bằng cách tự động hóa nó bằng Python. Quá trình viết code được sử dụng để xây dựng các quy trình tự động này được gọi là viết script. Trong thế giới mã hóa, tự động hóa có thể được sử dụng để kiểm tra lỗi trên nhiều tệp, chuyển đổi tệp, thực hiện phép toán đơn giản và loại bỏ các bản sao trong dữ liệu.

>>> Xem thêm bài viết:

Tìm hiểu về ràng buộc (Constraint) trong SQL

Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu phi quan hệ MongoDB

Sử dụng map reduce trong MongoDB

2.4. Làm game

Với một ngôn ngữ có thể được sử dụng trong đa số các lĩnh vực thì việc làm game là điều hoàn toàn có thể làm được. Pygame, như cái tên của nó, chúng ta cũng đã có thể thấy được sự liên quan của nó tới Python rồi. Đây là một module Python cross-platform được thiết kế để viết game cho cả máy tính và các thiết bị di động.

3. Cài đặt Python

Để bắt đầu lập trình với một ngôn ngữ mới, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cài đặt nó và tạo dựng môi trường làm việc cho mình. Dưới đây là hướng dẫn của Stringee để cài đặt Python lên máy của mình nhé.

3.1. Cài đặt Python trên máy Windows

Bước 1: Truy cập vào trang tải về của Python

Chọn vào nút tải về phiên bản mới nhất của Python

Bước 2: Sau khi đã tải về file cài đặt, mở nó ra và cửa sổ cài đặt sẽ hiện lên

Bước 3: Tích chọn “Add Python.exe to PATH” và chọn “Install Now”

Tới đây, chúng ta sẽ chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất.

Bước 4: Và sau khi cài đặt thành công, chúng ta có thể kiểm tra lại xem phần mềm đã được cài đặt thành công hay chưa bằng cách mở cmd và gõ lệnh “Python -V”

Và đây sẽ là kết quả được hiển thị ra màn hình, chúng ta thu được phiên bản Python đang cài đặt.

3.2. Cài đặt trên Linux và MacOS

Tại các phiên bản mới nhất của hai hệ điều hành này thì Python đều đã được cài đặt sẵn với nhiều distribution khác nhau. 

Để kiểm tra xem Python đã được cài đặt lên máy của bạn hay chưa, chúng ta có thể sử dụng các lệnh sau để kiểm tra.

Với hệ điều hành Linux:

Với hệ điều hành MacOS:

Tạm kết

Python là một ngôn ngữ lập trình rất dễ học và có tính ứng dụng cao trong thời đại hiện nay. Hi vọng qua bài viết này, Stringee đã đem lại được cho bạn đọc các kiến thức cần thiết và mong bạn có thể cài đặt được Python lên máy của mình để học tập và làm việc nhé.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: