Mỗi loại ngôn ngữ sẽ có các cú pháp cũng như các kiểu khai báo dữ liệu mang nhiều tính chất riêng của nó, Python cũng vậy. Cách khai báo dữ liệu và giới hiện các kiểu dữ liệu của nó cũng có các điểm chung và riêng khi so sánh với các ngôn ngữ lập trình khác. Dưới đây sẽ là một số các chia sẻ về biến và các kiểu dữ liệu cơ bản trong Python.
>>> Xem thêm các bài viết trong chuỗi bài hướng dẫn lập trình Python tại đây:
- Bài 1: Cài đặt Python và tạo dựng môi trường làm việc
- Bài 2: Biến và kiểu dữ liệu cơ bản trong Python
- Bài 3: Câu lệnh điều kiện if trong Python
- Bài 4: Cấu trúc điều kiện else và elif trong Python
- Bài 5: Vòng lặp WHILE trong Python
- Bài 6: Vòng lặp FOR trong Python
- Bài 7: List trong Python
- Bài 8: Hàm (Functions) trong Python
1. Biến là gì? Kiểu dữ liệu là gì?
1.1. Biến là gì?
Biến là vị trí bộ nhớ được dành riêng để lưu trữ dữ liệu. Một khi biến đã được lưu trữ, nghĩa là một khoảng không gian đã được cấp phát trong bộ nhớ đó.
Dựa trên kiểu dữ liệu của một biến, trình thông dịch cấp phát bộ nhớ và quyết định những gì có thể được lưu trữ trong khu nhớ dành riêng đó. Vì thế, bằng việc gán các dữ liệu khác nhau cho các biến, bạn có thể lưu trữ số nguyên, văn bản, số thập phân cho biến.
1.2. Kiểu dữ liệu là gì?
Trong lập trình, kiểu dữ liệu là một khái niệm rất quan trọng. Các biến có thể có kiểu dữ liệu khác nhau và mỗi loại có thể làm các việc hay có các hành vi khác nhau.
>>> Xem thêm bài viết:
- Tìm hiểu về ràng buộc (Constraint) trong SQL
- Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu phi quan hệ MongoDB
- Sử dụng map reduce trong MongoDB
2. Biến trong Python
Cũng như khái niệm biến trong lập trình, biến trong Python cũng mang nhiều đặc điểm tương tự mà nó có trong các ngôn ngữ khác. Có rất nhiều kiểu dữ liệu có thể được sử dụng để gán cho biến. Một biến sẽ được khởi tạo ngay tại thời điểm mà chúng ta đặt một dữ liệu cho nó. Với các biến thì chúng ta không cần phải định nghĩa một kiểu dữ liệu cho nó và kiểu dữ liệu của một biến có thể được thay đổi mà không phải cố định là một kiểu duy nhất.
Sử dụng được biến thì có thể là rất đơn giản, nhưng sử dụng làm sao để đúng với giới hạn hay nguyên tắc của ngôn ngữ lại là một vấn đề mà chúng ta cần chú ý khi tiếp cận tới một ngôn ngữ lập trình mới. Tất nhiên là Python cũng có các nguyên tắc của nó, dưới đây là một vài các lưu ý mà Stringee đưa tới các bạn, chúng ta nên tuân theo các nguyên tắc này để code của mình được clean, tránh để người khác đọc code của mình mà thấy khó chịu nhé:
+ Tên của biến phải được bắt đầu bằng một chữ hoặc một ký tự underscore (dấu gạch dưới: _).
+ Tên của biến không thể bắt đầu bằng một con số. Ngoài ký tự bắt đầu ra thì trong tên biến có thể sử dụng số, chữ và dấu gạch dưới như bình thường.
+ Biến trong Python phải có tên riêng, không trùng lặp với tên của các biến đang tồn tại trên file làm việc của bạn.
+ Tên biến của phân biệt chữ hoa và chữ thường.
3. Các kiểu dữ liệu và cách khai báo trong Python
3.1. Khai báo biến trong Python
Cú pháp khai báo biến:
x = 5
Trong đó:
x : tên biến
= : cú pháp gán giá trị cho biến
5 : giá trị của biến
Sau khi khai báo biến như vậy, chúng ta có thể in nó ra màn hình để kiểm tra và có thể thu được kết quả như dưới đây:
Như trên, chúng ta đã thành công trong việc khởi tạo và sử dụng một biến trong Python
3.2. Các kiểu dữ liệu trong Python
- Kiểu dữ liệu số: Python hỗ trợ các kiểu dữ liệu số Integer (số nguyên), Float (số thực) và Complex (số phức). Python định nghĩa các lớp là int, float và complex để lưu trữ và thao tác các kiểu dữ liệu số.
+ Integer (số nguyên): viết tắt là int, là các số nguyên dương hoặc âm (không có phần phân số). Trong Python, số nguyên không có giới hạn độ dài.
Ví dụ:
x = 5
+ Float (số thực): biểu diễn bởi lớp float. Lớp này đại diện cho các số thực sử dụng dấu phẩy động (15 chữ số chính xác sau dấu thập phân). Các số thực có thể được biểu diễn bằng các ký hiệu e hoặc E, ký hiệu khoa học cho a10b.
Ví dụ: 1,5e2 tương đương với 1,5 x 102.
+ Complex (số phức): biểu diễn bởi lớp phức. Một số phức được viết dưới dạng x + yj. trong đó “x, y” là phần thực và “j” là phần ảo.
Ví dụ:
x = 3+4j
- Kiểu dữ liệu chuỗi ký tự: String trong ngôn ngữ lập trình Python là một dãy các ký tự, máy tính không xử lý ký tự mà chỉ xử lý số nhị phân. Mặc dù có thể nhìn thấy các ký tự trên màn hình nhưng chúng được lưu trữ và xử lý bên trong dưới dạng kết hợp của 0 và 1. Việc chuyển đổi ký tự thành con số được gọi là mã hóa và ngược lại được gọi là giải mã. Trong Python string là một dãy các ký tự unicode và bao gồm mọi ký tự trong tất cả các ngôn ngữ lập trình và mang lại tính đồng nhất trong mã hóa
Các kiểu dữ liệu chuỗi trong Python được đặt trong dấu ngoặc kép đơn hoặc ngoặc kép. Python sẽ coi các lệnh trích dẫn đơn và kép như nhau, ví dụ như “Hello” tương đương với ‘Hello’
- Kiểu danh sách: Python cung cấp các bộ dữ liệu phức hợp (còn được gọi là chuỗi) được sử dụng để nhóm các giá trị khác nhau nhưng đa dạng nhất vẫn là danh sách.
Danh sách (List) là một bộ sưu tập có thứ tự, được biểu diễn bằng các dãy giá trị và có thể phân tách bằng dấu phẩy hoặc nằm trong dấu ngoặc vuông [ ]. Những danh sách này có thể chứa nhiều mục nhỏ với các kiểu khác nhau tuy nhiên thường là các mục có cùng một kiểu. Danh sách hay List không giới hạn số lượng mục vì vậy bạn có thể sử dụng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau trong cùng một list như chuỗi, số thập phân hay số nguyên, số âm,…
Bạn có thể tạo một list trong Python như sau:
list_none = []
list_numbers = [1, 2, 3]
- Kiểu tuples: Tuple trong Python là một kiểu dữ liệu được sử dụng để lưu trữ các đối tượng (chẳng hạn như hằng số) sẽ không bị sửa đổi sau này. Phần lưu trữ còn lại rất giống với kiểu dữ liệu danh sách (list) đã nói ở phía trên. Để khai báo enum người dùng cần khai báo như sau (val1, val2, … , valn) mà trong đó val1, val2, …, valn là những giá trị của tuple.
Nếu bạn khai báo 1 biến chứa các giá trị mà có dấu () thì Python sẽ nhận định nó là một tuple tuy nhiên mọi người lên sử dụng cách đầu tiên cho code được tường minh)
tuples = ('monday', 'tuesday')
Kết
Bài viết này là toàn bộ những thông tin liên quan đến biến và kiểu dữ liệu trong Python mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng các thông tin này có thể giúp đỡ các bạn dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ đầy thú vị này.
Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.
Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…
Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: