Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và xu hướng ngày càng công nghiệp hóa hiện đại hóa dẫn đến nhu cầu về ngành nghề IT cũng tăng lên nhanh chóng. Vậy nên việc lập ra một lộ trình thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng, lộ trình có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và quyết định của mỗi cá nhân.

1. Tìm hiểu ngành công nghệ thông tin (IT)

Công nghệ thông tin là viết tắt của Information Technology (IT) là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Nhân viên công nghệ thông tin có vai trò duy trì các hoạt động của hệ thống máy tính cũng như mạng, đảm bảo sao cho hệ thống luôn trong tình trạng tối ưu nhất. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức các kỹ năng cơ bản để có thể chạy và sử dụng chương trình máy tính, cơ sở hạ tầng IT một cách an toàn và hiệu quả.

>>> Đọc thêm: 

Các câu hỏi phỏng vấn PHP thường gặp khi đi xin việc

Top những câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp bạn nên tham khảo

Kinh nghiệm phỏng vấn code khi đi xin việc

2. Lộ trình nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin

Thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin có thể được xem như là một quá trình phát triển nghề nghiệp bắt đầu từ vị trí cơ bản nhất và tiến lên vị trí cao hơn với những trách nhiệm và thu nhập tăng dần. Dưới đây là một số cập bậc lộ trình thông thường trong ngành công nghệ thông tin:

  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật: Đây là vị trí bắt đầu cho nhiều người vào ngành CNTT. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật làm việc trong các tổ chức, công ty để giải quyết các vấn đề về phần mềm và phần cứng, đóng vai trò hỗ trợ cho người dùng cuối.
  • Lập trình viên: Sau khi có kiến thức và kỹ năng cần thiết, một nhân viên hỗ trợ kỹ thuật có thể trở thành một lập trình viên. Lập trình viên là người tạo ra và phát triển các ứng dụng, trò chơi, phần mềm hoặc các sản phẩm khác bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình.
  • Chuyên gia phát triển phần mềm: Sau một thời gian làm việc như lập trình viên, một số người có thể quyết định tiếp tục phát triển nghề nghiệp và trở thành chuyên gia phát triển phần mềm. Chuyên gia này thường có khả năng thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống phần mềm phức tạp

  • Quản lý dự án phần mềm: Một lộ trình thăng tiến khác trong ngành CNTT là trở thành quản lý dự án phần mềm. Người này có trách nhiệm lập kế hoạch, đưa ra các dự án và quản lý đội ngũ phát triển để đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng thời hạn và trong ngân sách.
  • Kiến trúc sư phần mềm: Cấp bậc cao hơn trong ngành CNTT là kiến trúc sư phần mềm. Người này có nhiệm vụ tạo ra các kiến trúc phần mềm, các hệ thống và các ứng dụng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng
  • Giám đốc công nghệ thông tin: Cuối cùng, một người có kinh nghiệm và kỹ năng đầy đủ có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc công nghệ thông tin (CIO). Giám đốc CNTT là người đứng đầu phòng CNTT và đảm bảo rằng các hệ thống của công ty hoạt động hiệu quả. Họ phải đảm bảo rằng công ty sử dụng các công nghệ thông tin phù hợp để nâng cao năng suất, tăng trưởng và lợi nhuận của công ty.

>>> Xem thêm bài viết:

- Tìm hiểu về ràng buộc (Constraint) trong SQL

- Monitoring trên K8s cluster với Prometheus và Grafana

- Kubernetes (K8s) là gì?

3. Lộ trình thăng tiến ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin là một ngành đầy triển vọng với nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển. Tuy nhiên, để có thể thăng tiến trong ngành này, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể và nỗ lực đáng kể. Dưới đây là một số bước cụ thể để thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin.

3.1 Tìm hiểu và làm chủ kiến thức cơ bản:

Để bắt đầu sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng và các công nghệ khác. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu kiến thức này thông qua các khóa học trực tuyến, trường học hoặc các tài liệu tham khảo

3.2 Làm việc trực tiếp với công nghệ: 

Sau khi có kiến thức cơ bản, bạn cần phải áp dụng nó vào thực tế bằng cách làm việc với các công nghệ thực tế. Bạn có thể tìm kiếm các dự án hoặc thực tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng của mình.

3.3 Phát triển kỹ năng liên quan đến ngành công nghệ thông tin: 

Ngoài kiến thức cơ bản, bạn cũng cần phát triển các kỹ năng khác liên quan đến ngành công nghệ thông tin, bao gồm kỹ năng giao tiếp, quản lý dự án, giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo.

3.4 Theo đuổi các chứng chỉ và đào tạo: 

Các chứng chỉ và đào tạo sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp cận với những cơ hội thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin. Các chứng chỉ và đào tạo phổ biến bao gồm chứng chỉ Microsoft, Cisco, CompTIA, VMware và nhiều chứng chỉ khác.

3.5 Xây dựng mạng lưới: 

Việc xây dựng mạng lưới với những người trong ngành công nghệ thông tin sẽ giúp bạn tìm kiếm cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Bạn có thể tham gia các hội thảo, sự kiện và nhóm người cùng sở thích để gặp gỡ và kết nối các chuyên gia và nhà tuyển dụng trọng ngành.

3.6 Tìm kiếm cơ hội thăng tiến: 

Sau khi đã có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin bằng việc xem xét các vị trí quản lý dự án, chuyên viên thiết kế, kỹ sư phần mềm, chuyên gia bảo mật, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật hoặc các vị trí khác.

Tạm kết

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về lộ trình thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin. Từ việc bắt đầu với vị trí thực tập, đến việc trở thành chuyên gia ngành CNTT. Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, hãy luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình, tham gia vào các dự án thực tế, xây dựng mạng lưới liên kết và phát triển kỹ năng mềm. Chỉ cần kiên trì và cố gắng bạn có thể đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của mình trong ngành CNTT.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: