Lập trình Java hiện nay là một trong những mảng lập trình được nhiều người lựa chọn bởi nó phổ biến và mở ra nhiều cơ hội. Việc tìm kiếm vị trí Java tại các công ty phần mềm cũng không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, để có sự chuẩn bị tốt trong một buổi phỏng vấn lập trình viên Java hãy cùng Stringee tìm hiểu top các câu hỏi phỏng vấn Java cơ bản, nâng cao thường gặp trong bài viết dưới đây!
1. Các câu hỏi lý thuyết cơ bản khi phỏng vấn Java
1.1 Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Hãy giải thích khái niệm cơ bản của OOP trong Java?
Trong Java, các khái niệm cơ bản của lập trình hướng đối tượng (OOP) bao gồm: Class, Object, Inheritance, Polymorphism, Encapsulation, Interface, Abstract, Abstraction. Nó là một phương pháp lập trình dựa trên khái niệm về lớp và đối tượng. Lớp định nghĩa cấu trúc và hành vi của đối tượng. Đối tượng là một thể hiện cụ thể của lớp và bao gồm các thuộc tính và phương thức.
1.2 Sự khác biệt giữa class và object trong Java là gì?
Lớp (Class là một mô hình hoặc bản thiết kế, trong khi Đối tượng (Object) là một thể hiện cụ thể của lớp. Lớp định nghĩa thuộc tính và phương thức, trong khi đối tượng có giá trị riêng cho thuộc tính và thực hiện các phương thức của lớp
1.3 Interface trong Java là gì và tại sao chúng được sử dụng?
Interface trong Java là một tập hợp các phương thức trừu tượng mà các lớp khác phải triển khai. Chúng được sử dụng để định nghĩa hợp đồng, hỗ trợ đa kế thừa, cung cấp tính đa hình và mở rộng tính năng của các lớp. Từ đó giúp tăng tính linh hoạt và tái sử dụng mã nguồn trong phát triển phần mềm.
1.4 Sự khác biệt giữa exception checked và exception unchecked trong Java là gì?
Exception checked là các exception phải được xử lý hoặc khai báo, trong khi exception unchecked không yêu cầu điều này. Exception checked thường là các tình huống có thể dự đoán, còn exception unchecked thường là các lỗi không dự đoán được trong quá trình thực thi.
1.5 Tại sao chúng ta sử dụng từ khóa “final” trong Java? Đưa ra một số ví dụ.
Từ khóa “final” trong Java được sử dụng để đánh dấu thành phần không thay đổi. Nó ngăn chặn việc thay đổi giá trị của biến, bảo vệ phương thức khỏi việc ghi đè và ngăn chặn kế thừa của lớp. Việc sử dụng “final” cũng có thể tăng hiệu suất và tối ưu hóa mã nguồn.
Ví dụ: final int MAX_VALUE=100; final void display(); final class MyClass{ }.
1.6 Giải thích cách hoạt động của garbage collection trong Java
Garbage collection trong Java là quá trình tự động thu gom và giải phóng bộ nhớ không sử dụng. Nó xác định các đối tượng không còn được tham chiếu và thu gom bộ nhớ của chúng. Quá trình này được thực hiện tự động và giúp quản lý bộ nhớ động trong chương trình.
1.7 Khái niệm “polymorphism” trong Java và cho ví dụ
Polymorphism trong Java cho phép một đối tượng có thể được tham chiếu và xử lý theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Đối tượng “Animal” có thể tham chiếu đến đối tượng “Dog” hoặc “Cat” và phương thức “makeSound()” sẽ được triệu gọi theo hành vi tương ứng của từng đối tượng con.
1.8 Giải thích khái niệm “encapsulation” trong Java và lợi ích của việc sử dụng nó
Encapsulation trong Java giúp bảo vệ dữ liệu, tạo giao diện rõ ràng và tăng tính mô-đun của mã nguồn. Nó cung cấp tính ổn định, bảo mật và dễ quản lý mã nguồn.
1.9 Sự khác biệt giữa StringBuilder và StringBuffer trong Java là gì?
StringBuilder là lớp không đồng bộ và nhanh hơn trong các tác vụ đơn luồng. StringBuffer là lớp đồng bộ và an toàn khi sử dụng trong đa luồng.
1.10 Làm thế nào để xử lý exception trong Java? Liệt kê các từ khóa liên quan.
Để xử lý exception trong Java, sử dụng try-catch-finally và throw/throws.
2. Câu hỏi phỏng vấn Java nâng cao
2.1 Đưa một số ví dụ về việc sử dụng các thuật toán sắp xếp trong Java và so sánh hiệu suất giữa chúng
Trong Java có nhiều thuật toán sắp xếp khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng các thuật toán sắp xếp và so sánh hiệu suất giữa chúng:
Ví dụ: Bubble Sort (Sắp xếp nổi bọt): int [ ] arr = {5,2,8,1,6}
Bubble Sort và Selection Sort có hiệu suất kém, phù hợp cho dữ liệu nhỏ. Insertion Sort có hiệu suất tốt cho dữ liệu nhỏ. Quick Sort, Merge Sort và Heap Sort có hiệu suất tốt cho các dữ liệu lớn.
2.2 Cách hoạt động của Iterator và Iterable trong Java và cung cấp ví dụ
Iterator được sử dụng để duyệt qua các phần tử trong một tập hợp và có các phương thức hasNext() và next() để kiểm tra và lấy phần tử tiếp theo.
Ví dụ: List<String> names = Arrays.asList(“John”,“Jane”,“Tom”); for (Stringname:names) {System.out.println(name);}
2.3 Tại sao phải sử dụng “equals()” và “hashCode()” cùng lúc trong Java
Sử dụng cả “equals()” và “hashCode()” cùng lúc trong Java là để đảm bảo tính nhất quán trong việc so sánh và sử dụng đối tượng trong cấu trúc dữ liệu dựa trên hash.
2.4 Sự khác biệt giữa Stream và Collection trong Java 8 là gì? Khi nào chúng ta nên sử dụng Stream?
Collection dùng để lưu trữ và quản lý các phần tử, trong khi Stream dùng để xử lý dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả. Sử dụng Stream khi cần thực hiện các phép biến đổi và tính toán trên dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả
2.5 Giải thích cách sử dụng CompletableFuture để thực hiện các tác vụ bất đồng bộ.
Trước tiên tạo CompletableFuture, thực hiện tác vụ bất đồng bộ, xử lý kết quả và xử lý ngoại lệ. Cuối cùng, ta có thể đợt kết quả hoàn thành bằng cách sử dụng phương thức ‘get()’ hoặc ‘join()’. CompletableFuture giúp tối ưu hiệu suất của ứng dụng và cung cấp một cách tiện lợi để làm việc với tác vụ bất đồng bộ.
3. Những lưu ý khi phỏng vấn Java bạn nên biết
Khi lập trình viên Java phỏng vấn, cần tham khảo một số kinh nghiệm và lưu ý quan trọng như sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp và vị trí công việc: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay mạng Internet không còn quá xa lạ. Vậy nên việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp không còn là khó khăn. Do đó khi đến công ty phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu kỹ càng thông tin doanh nghiệp. Việc nắm được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp sẽ giúp ứng viên tự tin trước khi đến buổi phỏng vấn của mình.
Hiểu về các lý thuyết cơ bản của Java: Đảm bảo bạn có kiến thức vững về cú pháp, nguyên tắc hoạt động các khái niệm cơ bản của Java như OOP, exception handling, collections, threads, và IO operations.
Thực hành trước phỏng vấn để quen với việc viết mã, xử lý lỗi và giải quyết các vấn đề thường gặp. Thực hành xây dựng các chương trình đơn giản và thực hành các khái niệm cơ bản như inheritance, polymorphism và encapsulation.
Làm rõ dự án đã từng thực hiện và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể giải thích rõ ràng về quy trình phát triển phần mềm, quản lý phiên bản và các công cụ liên quan.
Sẵn sàng giải thích mã trong quá trình phỏng vấn khi được yêu cầu giải thích một đoạn mã Java hoặc viết mã trên giấy. Đảm bảo bạn có khả năng giải thích mã một cách logic có tổ chức và làm rõ các khái niệm và nguyên tắc đằng sau nó.
Giải thích khả năng xử lý lỗi: Java là ngôn ngữ mà việc xử lý lỗi và exception rất quan trọng. Hãy chứng minh khả năng của bạn trong việc xử lý lỗi, đảm bảo mã của bạn có các cơ chế báo lỗi và xử lý ngoại lệ.
Tạm kết
Ngoài việc nắm vững kiến thức về ngôn ngữ lập trình java, trong mỗi câu hỏi phỏng vấn hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ và dự án mà bạn đã thực hiện để chứng minh khả năng lập trình của mình. Bài viết trên là một số những câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn Java cùng với câu trả lời ngắn gọn. Hi vọng rằng những thông tin từ Stringee sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho bài phỏng vấn Java và nắm vững kiến thức cơ bản của ngôn ngữ này.
Stringee hiện là công ty công nghệ có đội ngũ lập trình Java chuyên nghiệp trong việc phát triển sản phẩm và giải pháp của công ty. Để tìm hiểu thêm thông tin về cơ hội tuyển dụng Java tại Stringee, bạn có thể truy cập vào trang web của công ty để biết thêm thông tin về vị trí tuyển dụng.