CI/CD là một phương pháp được sử dụng để triển khai phần mềm thường xuyên bằng cách áp dụng các phương thức tự động vào trong quá trình phát triển phần mềm. Ý tưởng chính của CI/CD là liên tục thực hiện tích hợp, điều chuyển và thực hiện triển khai phần mềm một cách đều đặn. Nó là một giải pháp để giải quyết vấn đề trong việc tích hợp các đoạn mã nguồn mới có khả năng gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai và vận hành sản phẩm. Trong bài viết này, Stringee sẽ đem lại cho các bạn một cái nhìn tổng quan về CI/CD và vai trò của nó trong quy trình phát triển phần mềm.
1. CI/CD là gì?
1.1. CI là gì?
CI (viết tắt của Continuous Integration) được hiểu theo nghĩa “tích hợp liên tục”. Nó đòi hỏi các thành viên trong đội ngũ phát triển ứng dụng phải tích hợp công việc với nhau một cách liên tục, thường xuyên. Cần ít nhất 1 tích hợp mỗi ngày. Điều này nhằm giúp phát hiện các vấn đề phát sinh một cách nhanh nhất.
Việc sử dụng các CI sẽ giúp cho các nhà phát triển thúc đẩy quá trình triển khai, phát triển phần mềm nhanh hơn và hiệu quả hơn. Quy trình làm việc của CI diễn ra qua các bước như sau:
Các Developer sẽ đưa mã cam kết (Commit code) của nhà phát triển lên kho (Repository).
Sau đó, CI Server thực hiện giám sát trên kho và kiểm tra tổng thể xem có vấn đề gì xảy ra không để có phương án xử lý kịp thời.
Trong trường hợp có vấn đề cần xử lý, CI server sẽ code mới ngay tại kho Repository rồi chuyển sang build, chạy các unit và integration test. Tiếp đến, CI server sẽ tạo và gửi các phản hồi lại cho từng thành viên trong team. Quá trình làm việc này diễn ra liên tục và xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
1.2. CD là gì?
CD (viết tắt của Continuous Delivery) có nghĩa là chuyển giao liên tục. So với CI, thì CD thực hiện các nhiệm vụ cao cấp hơn. CD thực hiện việc kiểm tra tất cả những thay đổi về code được CI build và code trong môi trường kiểm thử.
Nó cho phép các Coder tự động hóa phần mềm testing và kiểm tra qua nhiều thước đo trước khi triển khai. Rất nhiều bài testing cần thực hiện như: UI testing, integration testing, API testing,…
CD sẽ sử dụng Deployment Pipeline để chia quy trình chuyển giao thành các giai đoạn nhỏ khác nhau. Từng giai đoạn sẽ có mục tiêu riêng, giúp xác minh chất lượng của các tính năng để tránh được các lỗi phát sinh gây ảnh hưởng tới quá trình trải nghiệm của người dùng.
1.3. Vậy CI/CD là gì?
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, CI là viết tắt của Continuous Integration (tích hợp liên tục), CD là viết tắt của Continuous Delivery (chuyển giao liên tục) hoặc Continuous Deployment (triển khai liên tục). Khái niệm CI/CD thường đề cập đến việc tự động hóa trong quy trình phát triển phần mềm và chuyển giao sản phẩm, giúp cho việc tích hợp diễn ra nhanh hơn và sản phẩm hoàn thiện được chuyển đến người dùng trong thời gian ngắn nhất.
Hiện nay, CI/CD đã được áp dụng rộng rãi vào quy trình làm việc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực IT, cùng với DevOps và Agile. Một quy trình CI/CD có thể được hình dung bao gồm các hành động sau: developer commit code; CI/CD tự động chạy build, test và deploy sản phẩm; chuyển giao sản phẩm tới người dùng cuối cùng.
2. CI/CD hoạt động như thế nào?
Khi Developer thực hiện thay đổi tới các repository chứa các mã nguồn, các repository sẽ cần được cấu hình việc sẵn sàng trigger một thông báo tới hệ thống các phần mềm CI/CD là có một sự thay đổi trong mã hồi. Từ đó, các công cụ CI/CD sẽ thực hiện các thao tác đã được cài đặt dựa trên các nhánh của repository đã cấu hình từ trước.
Sau khi đã thực hiện tất cả các hành động đã được cấu hình, trạng thái thực hiện của pipeline sẽ được ghi lại, developer có thể kiểm tra lại xem các bước thực hiện CI/CD có vấn đề gì không, hay bản source của mình có thể chạy ổn định hay không. Reviewer có thể dựa vào các pipeline đã build để kiểm tra tính khả dụng của phần mềm và đánh giá xem việc tích hợp các thay đổi mới có thể chạy tốt với sản phẩm hiện tại hay không.
CI/CD là một phần quan trọng trong việc thực hiện quy trình phát triển phần mềm dựa trên Agile, khi thực hiện quá trình review code, reviewer có thể dựa trên kết quả thực hiện pipeline của CI/CD để đánh giá chất lượng mã nguồn. Tuy nhiên, việc review code truyền thống vẫn là việc làm cần thiết để đánh giá các rủi ro vì CI/CD không thể cover toàn bộ logic của phần mềm.
3. Sự khác biệt của hệ thống có cài đặt CI/CD là gì ?
Với các hệ thống không thực hiện cài đặt CI/CD, developer mỗi khi code xong sẽ cần thực hiện build trực tiếp trên máy tính cá nhân của mình. Sau khi hoàn thành build, developer upload thủ công bản build lên các máy chủ và thực hiện restart lại ứng dụng để chấp nhận các bản build mới. Sau khi upload thành công và xác nhận là bản build mới đã có tác dụng thì developer mới thông báo cho QA/QC để bắt đầu thực hiện kiểm thử cho toàn bộ sản phẩm.
Nếu có sai sót xảy hoặc có bug, quy trình này sẽ phải thực hiện lại từ đầu, từ khi các nhà lập trình thực hiện sửa lại các lỗi đã phát hiện. Thời gian chờ giữa các bên dev và QA cũng từ đó mà tăng lên, dự án cũng sẽ dần bị trì hoãn theo. Cách làm việc như vậy giống như một vòng lặp và nó có thể diễn ra rất nhiều lần trong quá trình phát triển một tính năng, nhất là khi dev thực hiện phát triển tính năng mới thì hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng tới tính năng cũ, thậm chí có thể dẫn tới các lỗi tiềm tàng mà đến khi thực hiện deploy tính năng mới thì ta mới phát hiện ra.
Áp dụng CI/CD là cách triệt tiêu hiệu quả các bước thủ công trong quy trình phát triển phần mềm/ứng dụng. Việc của Developer chỉ là commit code, còn lại tất cả quy trình bao gồm chạy build, test, deploy sẽ được tự động thực hiện hoàn toàn bởi công cụ (tool) CI/CD. Nếu có thể kết hợp thêm với automation test thì quy trình sẽ chặt chẽ và hạn chế được tối đa các lỗi phát sinh (ví dụ: lỗi phát triển tính năng mới làm hỏng tính năng cũ).
Xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn cài đặt Web server Apache trên CentOS 7
- Cài đặt cấu hình cân bằng tải với HaProxy và Docker
- Tìm hiểu về ràng buộc (Constraint) trong SQL
4. Ưu và nhược điểm của CI/CD
CI/CD được đánh giá là giải pháp công nghệ hữu hiệu trong việc phát triển phần mềm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ giải pháp nào dù tốt đến đâu vẫn có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy, ưu điểm và hạn chế của CI CD là gì? Nội dung tiếp theo sẽ cho các bạn câu trả lời.
4.1. Ưu điểm của CI/CD
- CI/CD giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng và triển khai code.
- Phát hiện và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh, lỗi còn tồn đọng.
- CI và CD có tính năng chia sẻ thông tin, dữ liệu nhanh chóng giữa các thành viên. Điều này giúp các thành viên trong đội ngũ phát triển sớm có những kế hoạch triển khai phù hợp.
- CI CD hoạt động theo quy trình tự động hóa nên sẽ giảm thiểu các thao tác thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc.
4.2.. Nhược điểm của CI/CD là gì?
- Đòi hỏi các Coder phải cập nhật kiến thức thường xuyên để đáp ứng quá trình tối ưu hóa phần mềm.
- CI/CD sở hữu bộ kỹ năng khá phức tạp nên các developer phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể vận hành được chương trình.
- Chi phí đầu tư vào CI/CD rất lớn.
5. Những lợi ích mà CI/CD mang đến cho các doanh nghiệp
5.1. Giảm thiểu các rủi ro không mong muốn
Trong quá trình phát triển phần mềm, doanh nghiệp gặp rất nhiều vấn đề. Một vài lỗi sai trong code có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Thậm chí ảnh hưởng tới danh tiếng, niềm tin của khách hàng.
Với CI/CD, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Nhờ quá trình kiểm tra, giám sát tự động giúp cho việc phát hiện sớm và xử lý các lỗi sai được kịp thời.
Quy trình hoạt động tự động hóa của CI/CD cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 50% nhân lực theo hình thức làm việc thủ công như trước đây. Ngoài ra, CI/CD có thể deploy cũng như triển khai phần mềm ở bất cứ thời điểm nào và ở đâu.
5.2. Tích hợp các code nhỏ
Đối với các doanh nghiệp, xử lý các đoạn mã code khổng lồ theo phương thức truyền thống khiến cho quá trình xử lý trở nên phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn. Tất nhiên, hiệu quả công việc cũng kém hơn.
Giải pháp công nghệ CI/CD sẽ giải quyết hoàn toàn các bất cập trên. Nó cho phép developer tích hợp nhiều loại mã code nhỏ cùng lúc, giúp giảm đi khả năng sinh ra các vấn đề liên quan đến những thay đổi về sau. Các thay đổi xảy ra ở từng đoạn mã code nhỏ sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý nhanh chóng.
5.3. Khống chế các lỗi phát sinh
CI/CD được thiết kế đảm bảo khi có lỗi xảy ra, các kết quả tiêu cực sẽ bị giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng nhất định. Điều đó giúp giảm các hư hại đến hệ thống. Giúp cho hệ thống phần mềm được bảo trì và xử lý đơn giản hơn.
6. Khi nào nên dùng và khi nào không nên dùng quy trình CI/CD
Dựa trên những gì CI/CD mang lại, việc thực áp dụng quy trình này vào quá trình phát triển phần mềm nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Thực tế chỉ ra rất nhiều trường hợp, quy trình rất tốt thì chất lượng công việc của các developer cũng sẽ tăng lên. Việc giảm thiểu các rủi ro tới mức tối đa cũng sẽ giảm tải một phần công việc cho toàn bộ các thành viên thực hiện trong sprint: giảm thiểu thời gian review code, quản lý rủi ro và đánh giá các lỗi có thể xảy ra.
Tuy nhiên, việc triển khai CI/CD như chúng ta đã phân tích ở trên là một một việc làm đòi hỏi rất nhiều tài nguyên về cả mặt nguồn lực con người và tài chính. Các tổ chức nhỏ thường thiếu những người có khả năng vận hành quy trình CI/CD, developer chưa làm chủ được công nghệ hoặc không biết làm sao để đảm bảo quy trình CI/CD ... thì có thể cân nhắc chưa sử dụng. Điều này sẽ tránh được việc sửa lỗi hay khắc phục vấn đề khi có sự cố xảy ra với hệ thống phức tạp nhưng lại không có kiến thức chuyên môn để xử lý thì sẽ mất nhiều thời gian, gây nhiều gián đoạn không cần thiết.
7. Nên chọn service CI/CD dựa trên các nguyên tắc nào?
Để có thể chọn được service CI/CD phù hợp, ta cần cân nhắc rất nhiều yếu tố, dưới đây là một vài yếu tố Stringee có lời khuyên tới các developer đang cân nhắc chọn một service CI/CD:
- Loại triển khai của service: On-premise hay là Cloud
- Giá thành triển khai của service
- Phải dễ dàng để tích hợp vào hệ thống của mình
- Bảo mật, có cơ chế lưu trữ dữ liệu rõ ràng
Lời kết
Qua những chia sẻ trên đây, Stringee mong rằng, các bạn có thể hiểu rõ hơn CI CD là gì, những lợi ích mà CI CD mang đến cho các doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một giải pháp công nghệ hiệu quả để phát triển phần mềm của doanh nghiệp mình thì CI CD chắn chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài chăm sóc khách hàng có thể tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Bộ giải pháp này giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.
Mời quý bạn đọc đăng ký dùng thử và nhận tư vấn tại đây: