Git là một hệ thống quản lý mã nguồn phổ biến được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng phát triển phần mềm. Trong quy trình làm việc với Git, có nhiều hoạt động tạo mới mà chúng ta có thể thực hiện để quản lý mã nguồn của mình. Cùng Stringee tìm hiểu các hoạt động Create trong Git nhé.

1. Tạo một Repository mới trong Git

Để có thể bắt đầu một dự án mới, việc tạo một Repository mới là bước đầu tiên cần thiết. Để làm điều này, chúng ta có thể sử dụng lệnh git init trong thư mục dự án đã có, như sau:

  • Với macOS hoặc Ubuntu ta có thể sử dụng lệnh:
mkdir stringee-new-prj
cd stringee-new-prj
git init
  • Với Windows thì đơn giản hơn, chúng ta chỉ cần mở cửa sổ Terminal tại thư mục source code và thực hiện như sau:
Hoạt động Create trong Git (Hình 1)

Sau khi đã chạy git init chúng ta sẽ có một thư mục .git như hình, mặc định nó sẽ bị ẩn và thông thường chúng ta cũng không cần quan tâm đến nó nhiều trong quá trình thao tác với source code.

Hoạt động Create trong Git (Hình 2)

Lệnh trên sẽ khởi tạo một Repository Git mới trong thư mục hiện tại của bạn.

>>> Xem thêm bài viết tương tự:

2. Tạo một Branch mới trong Git

Branch trong Git cho phép chúng ta phát triển tính năng mới hoặc sửa đổi mã nguồn mà không ảnh hưởng đến branch chính. Để tạo một branch mới, hãy sử dụng lệnh git branch <branch-name>:

git branch new-feature

Lệnh trên sẽ tạo ra một branch mới có tên là new-feature.

Hoạt động Create trong Git (Hình 3)

Chú ý: Khi chỉ mới khởi tạo Repository nếu chúng ta chạy ngay lệnh git branch sẽ gặp thông báo lỗi fatal: not a valid object name: 'master'

Hoạt động Create trong Git (Hình 4)

Lỗi này có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân, nhưng trong trường hợp này thường là do bạn chưa tạo commit nào trên nhánh mặc định là nhánh master. Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một file *.txt hoặc bất kỳ thứ gì bạn muốn ở trong thư mục mã nguồn, khi đã có dữ liệu mới trong mã nguồn ta sẽ tạo commit đầu tiên như sau:

levan@HoangLV MINGW64 /d/Code/stringee-new-prj (master)
$ git add .

levan@HoangLV MINGW64 /d/Code/stringee-new-prj (master)
$ git commit -m 'git init'
[master (root-commit) 3e52896] git init
 1 file changed, 0 insertions(+), 0 deletions(-)
 create mode 100644 abc.txt

levan@HoangLV MINGW64 /d/Code/stringee-new-prj (master)
$ git push
Hoạt động Create trong Git (Hình 5)

3. Tạo một Tag trong Git

Tag trong Git được sử dụng để đánh dấu một điểm cụ thể trong lịch sử của repository, thường là để đánh dấu phiên bản phát hành. Để tạo một tag, sử dụng lệnh git tag <tag-name>:

git tag v1.0.0
Hoạt động Create trong Git (Hình 6)

Lệnh trên sẽ tạo ra một tag có tên là v1.0.0.

4.Tạo một remote Repository trong Git

Với các bước đã hướng dẫn ở trên bạn đã có thể sử dụng git trong dự án của mình. Nhưng, để có thể lưu trữ mã nguồn một cách an toàn hơn cũng như là có thể dễ dàng chia sẻ với nhiều người, chúng ta cần lưu trữ mã nguồn của mình trên một remote repository như GitHub, GitLab,... Sau đó, ta có thể đẩy các thay đổi từ repository cục bộ của mình lên remote repository đó. Để làm điều này, trước tiên, hãy tạo một remote repository trên dịch vụ Git trực tuyến như đã nói ở trên. Sau đó, thêm remote repository đó vào repository cục bộ của bạn bằng cách sử dụng lệnh git remote add origin <remote-url>:

git remote add origin <remote-url>

Ở đây tùy theo từng kho lưu trữ thì sẽ có những cách lấy <remote-url> khác nhau, bạn có thể lên trang chủ chính thức của kho lưu trữ để tìm hiểu kỹ hơn về cách lấy `.

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về các hoạt động tạo mới phổ biến trong Git và cung cấp các ví dụ và hướng dẫn chi tiết. Bằng cách sử dụng các lệnh như git init, git branch, git tag, và git remote add, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý mã nguồn của mình một cách hiệu quả và linh hoạt. 

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo mới trong Git và áp dụng chúng vào dự án của mình một cách thành công!


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY

Banner bottom