Trải qua một số bài viết về Git, chúng ta đã phần nào hiểu được cách hoạt động cũng như các principle cần nắm được về nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hoạt động update trong Git nhé.

1. Tùy chỉnh các chức năng hiện tại

Đầu tiên chúng ta sẽ giả sử việc thay đổi một file trong một repository và commit nó lên remote

touch file_3.txt

Thêm thông tin vào cho file:

echo "abc \n efd" > file_3.txt

Ta kiểm tra lại file:

cat file_3.txt 
abc 
 efd

Giờ ta sẽ cần commit và push nó lên remote:

git add .

git commit -m "feature - new file 3"

git push
Enumerating objects: 4, done.
Counting objects: 100% (4/4), done.
Delta compression using up to 8 threads
Compressing objects: 100% (2/2), done.
Writing objects: 100% (3/3), 286 bytes | 286.00 KiB/s, done.
Total 3 (delta 0), reused 0 (delta 0), pack-reused 0 (from 0)
To github.com:duyenthaind/git-repo-tutorial.git
   3391ac4..9f73dc5  master -> master

Và bây giờ khi chạy git log chúng ta sẽ thấy được các commit trước đó của mình:

Tuy nhiên, chúng ta thấy nội dung file_3.txt không ổn và nó cần được sử lại, ta sẽ thay đổi nội dung của nó.

Trước khi push nó lên remote, ta nên kiểm tra lại các thay đổi của file bằng lệnh git diff với cú pháp cụ thể trong trường hơp này như sau:

git diff origin/master file_3.txt

Ta sẽ thấy kết quả như sau:

Giờ thì ta đã có thể commit nó lên remote một cách an tâm.

>>> Xem thêm bài viết:

Hướng dẫn cài đặt unix linux 

Hướng dẫn cài đặt k8s Kubenertes Cluster

Scheduling - Lập lịch trên K8s

2. Gọi ra các thay đổi mới nhất

Cũng với một repository remote như vậy, tại một nơi nào đó một lập trình viên khác cũng có quyền truy cập và repository như tôi hoàn toàn có thể tải về các thay đổi mới nhất bằng cách gọi lệnh git pull.

Ta có thể kiểm tra lại lịch sử commit bằng lệnh git log như đã làm trước đó:

Kết bài

Hoạt động update trong Git là các hành động chúng ta đã thực hiện để thay đổi phiên bản mã nguồn đang được quản lý. Việc nắm bắt được các thay đổi này là điều tối quan trọng mà một lập trình viên cần biết và nắm được để phòng tránh các rủi ro không đáng có do sai sót trong quá trình phát triển phần mềm.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: