Voice Call API là một công cụ quan trọng trong giao tiếp kỹ thuật số, đem lại tính nhanh chóng và hiệu quả trong việc tích hợp tính năng gọi thoại vào các ứng dụng và website. Với sự phát triển của các ứng dụng như gọi xe, tư vấn trực tuyến và chăm sóc khách hàng, API này trở thành lựa chọn hàng đầu cho Developers, giúp họ tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình phát triển.

1. Vai trò của Voice Call trong xu hướng giao tiếp kỹ thuật số

Trong bối cảnh hiện đại, xu hướng giao tiếp kỹ thuật số đang chiếm lĩnh thị trường và thay đổi cách thức khách hàng tương tác với doanh nghiệp. Khách hàng ngày nay ngày càng chuyển sang giao tiếp online thông qua nhiều kênh khác nhau như gọi điện hotline, video call, live-chat, email, và SMS. Sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng gọi xe, tư vấn và bán hàng trực tuyến là minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi này. Những công nghệ này không chỉ cung cấp sự tiện lợi và nhanh chóng, mà còn đáp ứng nhu cầu tương tác ngày càng cao của người dùng trong thế giới số.

Mặc dù các kênh giao tiếp khác như email, chat trực tuyến, và video call ngày càng trở nên phổ biến, nhưng voice call vẫn giữ vai trò trung tâm trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Lý do chính đằng sau sự ưa chuộng này là khả năng cung cấp một trải nghiệm tương tác trực tiếp và tức thì. Khi giao tiếp qua điện thoại, cả khách hàng và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, giải quyết vấn đề hoặc thắc mắc ngay lập tức.

Tuy nhiên, việc xây dựng và tích hợp tính năng voice call vào hệ thống của một doanh nghiệp không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Điều này bao gồm sự phức tạp của việc triển khai các công nghệ liên lạc bằng âm thanh, đảm bảo âm thanh chất lượng cao, quản lý các vấn đề kết nối và xử lý các môi trường phần cứng và phần mềm đa dạng. Quá trình duy trì các tiêu chuẩn bảo mật và quyền riêng tư cho liên lạc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, thời gian, công sức, và đôi khi gây ra chi phí đối với các tổ chức và nhà phát triển độc lập.

Do đó, Voice Call APIs trở thành một giải pháp cực kỳ hữu ích. Với khả năng tích hợp nhanh chóng và dễ dàng, các APIs này không chỉ tiết kiệm thời gian phát triển mà còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các dịch vụ giao tiếp voice call, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

2.  Định nghĩa Voice Call API

2.1. Voice Call API là gì?

Voice Call API, viết tắt của "Voice Call Application Programming Interface" là một tập hợp các chương trình và quy tắc được phát triển trước để cho phép các doanh nghiệp tích hợp khả năng gọi điện thoại vào các ứng dụng hoặc trang web của họ. Điều này giúp người dùng cuối thực hiện và nhận cuộc gọi trực tiếp trên ứng dụng hoặc trang web mà không cần sử dụng các ứng dụng OTT thứ ba như Facebook  Messenger, Zalo, Skype, hay Viber,... Voice Call API hoạt động thông qua giao thức VoIP, cho phép truyền dữ liệu giọng nói qua Internet, giúp giảm chi phí liên lạc toàn cầu.

Với Voice Call API, Developers có thể dễ dàng tích hợp tính năng gọi điện thoại, chuyển hướng cuộc gọi, tạo cuộc gọi 1-1 hoặc nhóm, và nhiều tính năng khác vào ứng dụng hoặc trang web của họ một cách nhanh chóng. Điều này mở rộng khả năng tương tác của ứng dụng và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn trong thế giới kỹ thuật số. Voice Call API đã thay đổi cách chúng ta liên lạc và mang lại sự tiện lợi và hiệu quả.

2.2. Developers nên tự phát triển tính năng gọi điện hay sử dụng dịch vụ Voice Call API?

Các doanh nghiệp hay lập trình viên khi đối mặt với việc phát triển tính năng giao tiếp bằng âm thanh trong các ứng dụng như: Mobile App, CRM, DMS, ERP…, sẽ có 02 phương án, đó là sử dụng Voice Call API có sẵn hoặc tự phát triển tính năng này từ đầu. Dưới đây sẽ tập trung vào việc so sánh hai phương pháp này dựa trên ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án.

Sử dụng Voice Call API có sẵn

Ưu Điểm:

  • Tốc độ triển khai nhanh chóngSử dụng Voice Call API có sẵn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian phát triển cho lập trình viên. API từ các nhà cung cấp uy tín cho phép tích hợp nhanh chóng vào hệ thống hiện có, không yêu cầu quá trình phát triển phức tạp từ đầu.
  • Chất lượng và độ tin cậy cao: Các API được thiết kế và duy trì bởi các chuyên gia trong ngành, đảm bảo chất lượng và độ ổn định. Các API này thường được kiểm thử kỹ lưỡng, giảm thiểu các lỗi phát sinh và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.
  • Hỗ trợ và bảo mậtCác nhà cung cấp API thường cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, họ cũng cung cấp các tính năng bảo mật cao cấp, giúp bảo vệ dữ liệu và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.
  • Cập nhật và bảo trì liên tụcNhà cung cấp API thường xuyên cập nhật và duy trì dịch vụ của họ, đảm bảo tính năng luôn cập nhật với công nghệ mới nhất và chống lại các mối đe dọa bảo mật.
  • Giảm chi phí và nguồn lực phát triểnSử dụng Voice Call API giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho việc phát triển do được cung cấp bộ API/SDK cũng như tài liệu và code mẫu đầy đủ.
  • Giảm chi phí và nguồn lực phát triển: Khi sử dụng Voice Call API, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh hoàn toàn giao diện cũng như trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho ứng dụng của mình.

Nhược Điểm:

  • Giới hạn về tùy chỉnhCác API có thể không cung cấp đủ sự linh hoạt cho những yêu cầu tùy chỉnh cụ thể hoặc các bài toán nghiệp vụ phức tạp, điều này có thể gây ra hạn chế trong việc triển khai các tính năng độc đáo hoặc cần thiết cho dự án cụ thể.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi sử dụng API của bên thứ ba thì doanh nghiệp sẽ có một số phụ thuộc vào nhà cung cấp liên quan đến thay đổi chính sách, cập nhật API, hoặc ngừng dịch vụ,...
  • Vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: Khi sử dụng dịch vụ API, dữ liệu của bạn có thể phải chia sẻ với nhà cung cấp, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, đạt yêu cầu về bảo mật và quyền riêng tư.

Tự phát triển tính năng gọi thoại

Ưu Điểm:

  • Tùy chỉnh cao: Các Developer tạo ra các giải pháp độc đáo và tùy chỉnh hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và mục tiêu cụ thể của dự án.
  • Kiểm soát dữ liệu và quyền riêng tư: Tự phát triển đem lại quyền kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu, quyền riêng tư, và an ninh, cho phép tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo mật.
  • Không phụ thuộc vào nhà cung cấp bên thứ ba: Tự phát triển tính năng gọi thoại không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp ngoài, đồng thời tăng cường sự linh hoạt và độc lập trong quá trình phát triển.

Nhược Điểm

  • Chi phí và thời gian phát triển lớn: Đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian, nguồn nhân lực, và tài chính, đặc biệt là trong việc xây dựng các giải pháp phức tạp và chuyên sâu từ đầu.
  • Cần chuyên môn cao: Yêu cầu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về công nghệ, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), và học máy, có thể gây khó khăn cho các đội ngũ không có chuyên môn.
  • Khó khăn trong việc duy trì hệ thống máy chủ: Tự phát triển yêu cầu doanh nghiệp phải tự code server và duy trì hệ thống máy chủ VoIP phức tạp, cồng kềnh.
  • Rủi ro trong phát triển: Phát triển công nghệ mới mà không có kinh nghiệm hoặc nguồn lực đủ mạnh có thể dẫn đến rủi ro cao về chất lượng sản phẩm và sự ổn định.
  • Bảo trì và cập nhật: Đòi hỏi duy trì và cập nhật liên tục để đảm bảo rằng tính năng hoạt động ổn định và an toàn, cũng như cập nhật với công nghệ mới nhất.

Lựa chọn giữa việc sử dụng Voice Call API và tự phát triển đòi hỏi sự cân nhắc các yếu tố như nguồn lực, chi phí và mục tiêu cụ thể của dự án. API cung cấp giải pháp nhanh chóng, tiện lợi với chi phí ban đầu thấp, nhưng có thể gặp hạn chế về tùy chỉnh và phụ thuộc. Tự phát triển mang lại sự linh hoạt và kiểm soát cao, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian, công sức và chuyên môn.

3. Cách thức hoạt động của Voice Call API

Voice Call API thực tế là một dạng module tích hợp vào phần mềm/ứng dụng thứ 3. Vì vậy để sử dụng được API này, người dùng phải là các nhà phát triển, những người có kiến thức về lập trình và biết cách tích hợp API vào ứng dụng của họ. 

3.1. Cách Voice Call API hoạt động

Quá trình hoạt động cơ bản của Voice Call API bao gồm:

  • Khởi tạo cuộc gọiNhà phát triển sử dụng Voice Call API để khởi tạo cuộc gọi thoại từ ứng dụng của họ. Thông qua mã lập trình, họ chỉ định các thông tin cần thiết như số điện thoại đích, các tùy chọn gọi, và nội dung âm thanh cần truyền.
  • Kết nối qua SIP và VoIPVoice Call API sử dụng hai giao thức quan trọng là SIP (Session Initiation Protocol) và VoIP (Voice over Internet Protocol) để kết nối cuộc gọi. SIP được sử dụng để thiết lập và quản lý cuộc gọi, trong khi VoIP cho phép truyền dữ liệu giọng nói qua internet.
  • Quản lý cuộc gọiTrong quá trình cuộc gọi diễn ra, Voice Call API cung cấp các chức năng quản lý như ghi âm, chặn cuộc gọi, kiểm tra trạng thái cuộc gọi, và nhiều tính năng khác để tùy chỉnh trải nghiệm người dùng.
  • Kết thúc cuộc gọiCuộc gọi kết thúc sau khi hoàn thành hoặc khi người dùng từ chối. Voice Call API cung cấp thông tin về kết quả của cuộc gọi cho ứng dụng của nhà phát triển để xử lý.

3.2. Các thành phần cốt lõi của Voice Call API

  • SIP (Session Initiation Protocol): Là giao thức dùng để thiết lập, duy trì, và kết thúc cuộc gọi giữa hai hoặc nhiều bên. Nó quản lý các tác vụ như thiết lập kết nối, truyền dữ liệu âm thanh, và kiểm tra trạng thái cuộc gọi.
  • VoIP (Voice over Internet Protocol): Là giao thức cho phép truyền giọng nói qua mạng internet. Nó chuyển đổi âm thanh thành dữ liệu số và truyền nó qua internet.RTP (Real-time Transport Protocol): Để truyền dữ liệu âm thanh thời gian thực qua mạng.
  • Codecs (Coder-Decoder): Để mã hóa và giải mã âm thanh để truyền và nhận giọng nói.
  • Media Servers: Để quản lý ghi âm, cuộc gọi đa bên, và các tính năng nâng cao khác.

Tạm kết

Bài viết này đã giới thiệu chi tiết về Voice Call API và sức mạnh của nó trong giao tiếp kỹ thuật số. Chúng ta đã khám phá cơ chế hoạt động, ứng dụng và lợi ích của API này. Voice Call API không chỉ là công cụ mạnh mẽ mà còn là một phần quan trọng của cuộc cách mạng số hóa giao tiếp, giúp giảm thời gian và chi phí phát triển tính năng gọi điện thoại và tích hợp vào các ứng dụng một cách hiệu quả. Hi vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích giúp các Developers và người yêu công nghệ có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng Voice Call API để đẩy nhanh tốc độ phát triển dự án của mình.

Stringee Communication APIs là giải pháp API/SDK giúp tích hợp các tính năng giao tiếp như Voice Call, Video Call, SMS, Chat hay tổng đài CSKH vào các ứng dụng/website của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm. 

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDIRECT, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…

Đặc biệt, bạn có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm Voice Call API của Stringee và đăng ký trải nghiệm miễn phí 30 ngày tại đây.