Unix và Linux, hai tên tuổi quen thuộc trong thế giới công nghệ, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của internet và nền công nghiệp phần mềm. Chúng được biết đến với tính ổn định, bảo mật cao, và mã nguồn mở. Trong bài viết này hãy cùng nhau khám phá tại sao Unix và Linux trở thành nguồn cảm hứng không ngừng cho người làm công nghệ.

>>> Xem thêm các bài viết về Unix/Linux

Hướng dẫn cài đặt Unix/Linux

Quản lý tiến trình trong Unix/Linux

Điều khiển vòng lặp trong Unix/Linux

1. Unix/Linux là gì?

Unix và Linux là hai hệ điều hành có lịch sử dài, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành công nghệ máy tính. 

Unix với nguồn gốc ban đầu là một hệ điều hành của AT&T tại phòng thí nghiệm Bell Labs vào những năm 1960 và nhanh chóng trở thành một hệ điều hành phổ biến trên các máy tính lớn. Đến những năm 1990, Linus Torvalds tạo ra Linux, một hạt nhân (kernel) mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trên nhiều phiên bản hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng. Sự kết hợp giữa sự ổn định của Unix và sự mở rộng của Linux đã tạo ra một hệ điều hành mạnh mẽ và linh hoạt cho đến tận ngày nay.

2. Cấu trúc hệ điều hành Unix/Linux

Sơ đồ cấu trúc hệ thống Unix

 

Khái niệm được dùng trong hầu hết các phiên bản Unix gồm 4 cơ sở sau:

Kernel: Kernel (hạt nhân) là trung tâm của hệ điều hành, quản lý bộ nhớ, quản lý file, lên chương trình nhiệm vụ và cung cấp giao tiếp với phần cứng.

Shell: Shell là môi trường tương tác giữa người dùng và hệ điều hành Unix/Linux thông qua dòng lệnh (CLI - Command Line Interface). Có nhiều loại shell khác nhau như Bash, Zsh, hay Fish. Chúng đều cung cấp cách giao tiếp với hệ thống qua việc nhập lệnh.

Command Line: Có rất nhiều lệnh phổ biến và tiện ích mà bạn có thể sử dụng trong công việc hàng ngày. cp, mv, cat, ls, ll và grep… là một số ví dụ của lệnh và tiện ích. Tất cả các lệnh này đi cùng với các chức năng của nó.

File System: Đây là cách cấu trúc và tổ chức dữ liệu trên ổ đĩa của hệ điều hành. Trong Unix/Linux, mọi thứ, kể cả thiết bị và tệp tin, được tổ chức dưới dạng cây thư mục.

3. Sự phổ biến của Unix/Linux

Ở thời điểm hiện tại sự phổ biến chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Unix và Linux bởi vì mô hình nguồn của Linux sử dụng mã nguồn mở còn Unix phần lớn là độc quyền với một số ít bản phân phối là mã nguồn mở. Hai loại phổ biến nhất được kể đến như FreeBSD và OpenBSD là các biến thể của BSD.

Với Linux bạn có thể ở khắp mọi nơi nhưng không có nghĩa bạn thấy nó. Android, một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới là một nhánh của Linux. 

Phần lớn các máy chủ internet đều chạy bản phân phối của Linux. Điều này chủ yếu đến từ việc bản chất miễn phí của hệ điều hành và cũng quan trọng không kém là thời gian chết thấp (downtime).

4. Ưu điểm và nhược điểm của Unix/Linux

4.1 Ưu điểm

Ổn định và bền bỉ: Hệ điều hành Unix/Linux nổi tiếng với độ ổn định cao và khả năng chịu lỗi tốt. Điều này chính là lý do làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống máy chủ quan trọng và ổn định.

Bảo mật cao: Việc phân quyền và quản lý tài nguyên thông minh giúp Unix/Linux đạt được mức độ bảo mật cao. Người quản trị có thể dễ dàng kiểm soát quyền truy cập của người dùng hoặc nhóm người dùng.

Hiệu năng và tối ưu hóa: Hệ điều hành được tối ưu hóa cho hiệu suất cao và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Điều này làm cho chúng trở nên phổ biến trong các môi trường yêu cầu công suất tính toán lớn.

Đa nhiệm người dùng: Unix/Linux hỗ trợ đa nhiệm và đa người dùng, cho phép nhiều người sử dụng cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.

Cộng đồng và sự hỗ trợ: Cộng đồng người sử dụng và phát triển Unix/Linux rất lớn và tích cực đóng góp tạo nên một môi trường hỗ trợ đa dạng qua diễn đàn, tài nguyền trực tuyến và sự chia sẻ về kiến thức. Ở đây các lỗi phát sinh cũng sẽ nhanh chóng được cộng đồng đóng góp ý kiến và sửa chữa.

4.2 Nhược điểm

Khó sử dụng với người mới: Việc sử dụng giao diện dòng lệnh sẽ khó khăn cho người mới sử dụng đặc người là đối với những người đã quen sử dụng giao diện đồ họa trước đó.

Phần mềm ứng dụng hạn chế: So với các hệ điều hành như Windows, Unix/Linux có ít lựa chọn phần mềm ứng dụng hơn. Nhưng các nhà phát triển cũng đang dần hướng tới phát triển các phiên bản cung cấp cho hệ điều hành Unix/Linux để nhắm tới những người dùng hệ điều hành này.

Tương thích phần cứng: Mặc dù đã được phát triển nhưng vẫn có một số phần cứng vẫn không thể hỗ trợ đầy đủ trên Unix/Linux.

Cấu hình phức tạp: Việc cấu hình một số tính năng có thể sẽ là một trở ngại lớn đối với người dùng không có kinh nghiệm hoặc tiếp cận hệ điều hành này.

Tổng kết

Unix và Linux không chỉ là hệ điều hành mà còn là cơ sở của sự ổn định và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ hiện nay. Với cấu trúc mạnh mẽ, môi trường phát triển linh hoạt và sự ổn định vững chắc của mình thì chúng đang giữ vững vị trí trong thế giới kỹ thuật ngày nay. Đối với lập trình viên, đây là một lựa chọn được ưa thích để phát triển phần mềm. Với việc sử dụng môi trường dòng lệnh của Unix/Linux (CLI) mang lại sự linh hoạt và mạnh mẽ thì đây sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua.

>>> Xem thêm các bài tại đây:

DNS là gì? Các loại DNS phổ biến và cách sử dụng

Hướng dẫn cài đặt k8s Kubernetes Cluster

Cài đặt cấu hình cân bằng tải với HaProxy và Docker


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy, Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Banner bottom