Nếu coi dựng một khung HTML cho trang web là việc xây nhà thì CSS cho một trang web nó giống như việc sơn nhà. Nó định dạng và làm đẹp các phần tử HTML, tạo nên diện mạo ấn tượng và sự thú vị cho trang web. CSS cho phép tùy chỉnh màu sắc, kích thước và kiểu dáng giống như chọn màu sơn và sơn ngôi nhà để làm cho nó độc đáo và thu hút.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về CSS Selector và cách sử dụng chúng để tùy chỉnh trang web của bạn.

1. CSS Selector là gì?

CSS Selector là một mẫu hoặc quy tắc sử dụng để chọn các phần tử HTML mà bạn muốn áp dụng các quy tắc CSS (Cascading Style Sheets). Dùng CSS Selector, bạn có thể xác định đối tượng mục tiêu và áp dụng các kiểu dáng, màu sắc và định dạng ho chúng. Điều này cho phép bạn điều khiển giao diện và bố cục trang web của bạn một cách linh hoạt.

Xem thêm các bài viết về CSS:

2. Tại sao phải sử dụng CSS Selector?

  • Tách biệt kiểu dáng và nội dung: CSS Selector giúp bạn tách biệt kiểu dáng (CSS) và nội dung (HTML), làm cho mã nguồn trang web dễ đọc và dễ quản lý.
  • Kiểm soát định dạng: Bằng cách sử dụng CSS Selector, bạn có khả năng kiểm soát hoặc thay đổi định dạng của các phần tử HTML mà bạn chọn.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: CSS Selector cho phép bạn áp dụng kiểu dáng cho nhiều phần tử cùng một lúc, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Duyệt một cách hiệu quả: Với CSS Selector, bạn có thể dễ dàng xác định những phần tử bạn muốn định dạng giúp tránh việc phải định dạng từng phần tử riêng lẻ.

3. Các CSS Selector Cơ Bản

  • CSS Element Selector: Selector phần tử dựa trên tên thẻ HTML. Ví dụ, để định dạng tất cả các phần tử trên trang, bạn sử dụng selector.
  • CSS ID Selector: Selector ID dùng để chọn một phần tử có thuộc tính id cụ thể. Để chọn một phần tử có ID duy nhất “my-element”, bạn sử dụng #my-element trong CSS.
  • CSS Class Selector: Selector lớp cho phép bạn chọn các phần tử có thuộc tính class cụ thể. Để chọn tất cả các phần tử có lớp “button”, bạn sử dụng button trong CSS.

4. Cách sử dụng CSS Selector

4.1. Element Selector 

Element Selector là việc chọn tất cả các phần tử của một loại trên trang web bằng cách sử dụng tên của phần tử. Ví dụ:

p {
    color: blue;
}

Trong trường hợp này, tất cả phần tử <p> sẽ có màu chữ màu xanh.

4.2. ID Selector

ID Selector chọn một phần tử duy nhất dựa trên giá trị của thuộc tính ID. Ví dụ:

#header {
    background-color: #333;
}

ID Selector định dạng một phần tử có id="header" bằng cách thay đổi màu nền.

4.3. Class Selector

Class Selector chọn tất cả các phần tử có cùng giá trị trong thuộc tính class. Ví dụ:

.button {
    background-color: red;
}

Class Selector định dạng tất cả các phần tử có class="button".

4.4. Universal Selector 

Universal Selector * chọn tất cả các phần tử trên trang web. Ví dụ:

* {
    font-family: Arial, sans-serif;
}

Universal Selector định dạng tất cả các phần tử trên trang web bằng kiểu chữ Arial.

4.5. CSS Grouping Selector 

Bạn có thể nhóm nhiều CSS Selectors lại với nhau để áp dụng cùng một quy tắc CSS cho nhiều loại phần tử hoặc đối tượng. Ví dụ:

h1, h2, h3 {
    font-family: "Helvetica Neue", sans-serif;
}

Trong trường hợp này, tất cả tiêu đề h1, h2, và h3 sẽ sử dụng kiểu chữ "Helvetica Neue".

5. Làm cách nào để nhóm nhiều CSS Selector?

Để nhóm nhiều CSS Selectors lại với nhau, bạn chỉ cần sử dụng dấu phẩy (,) để phân tách chúng. Ví dụ:

h1, h2, h3 {
    font-family: "Helvetica Neue", sans-serif;
}

6. Tùy chỉnh với CSS Selector

Khi bạn đã biết cách sử dụng CSS Selectors, bạn có thể tùy chỉnh trang web của mình một cách đáng kể. Dưới đây là một số ví dụ về việc tùy chỉnh trang web bằng CSS Selector:

  • Thay đổi màu sắc, kích thước và kiểu chữ của văn bản.
  • Tạo hiệu ứng hoặc chuyển động đối với các phần tử.
  • Định dạng hình ảnh và phông chữ.
  • Cấu trúc bố cục và thay đổi kích thước, độ rộng và chiều cao của phần tử.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về những khái niệm cơ bản tới cách hoạt động của CSS Selectors. Hãy thử thực hành và sử dụng chúng để tạo nên một trang web độc đáo và thú vị nhé. Đừng quên theo dõi Stringee để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất mỗi ngày.


Stringee Communication APIs là giải pháp cung cấp các tính năng giao tiếp như gọi thoại, gọi video, tin nhắn chat, SMS hay tổng đài CSKH cho phép tích hợp trực tiếp vào ứng dụng/website của doanh nghiệp nhanh chóng. Nhờ đó giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bởi thông thường nếu tự phát triển các tính năng này có thể mất từ 1 - 3 năm.

Bộ API giao tiếp của Stringee hiện đang được tin dùng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực ngành nghề như TPBank, VOVBacsi24, VNDirect, Shinhan Finance, Ahamove, Logivan, Homedy,  Adavigo, bTaskee…

Quý bạn đọc quan tâm xin mời đăng ký NHẬN TƯ VẤN TẠI ĐÂY: