Scrum là một thuật ngữ thường thấy khi tìm hiểu về ngành lập trình phần mềm. Với Scrum sản phẩm được xây dựng trong một chuỗi các quy trình lặp lại hay còn gọi là vòng sprint. Điều này giúp bộ phận phát triển liên tục cải tiến sản phẩm, kỹ thuật, team (nhóm) và môi trường làm việc. Vậy quy trình phát triển phần mềm Scrum diễn ra như thế nào? Cách áp dụng Scrum vào trong quản lý dự án ra sao? Hãy cùng Stringee tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Quy trình phát triển Scrum là gì?

Scrum là một phương pháp phát triển phần mềm Agile, được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển phần mềm hiện nay. Được sáng lập bởi Jeff Sutherland và Ken Schwaber vào năm 1990, với mục đích tăng cường khả năng phát triển phần mềm bằng cách tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng.

Scrum có một số đặc điểm chính như sau:

  • Sự tập trung vào khách hàng: Scrum đặt khách hàng lên hàng đầu và tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua việc phát triển sản phẩm theo các yêu cầu của khách hàng.
  • Sản phẩm được phân chia thành các Sprint: Scrum phân chia sản phẩm thành các chu kỳ phát triển có độ dài từ 1 đến 4 tuần, gọi là Sprint. Nhóm phát triển luôn phải tập trung vào các yêu cầu trong mỗi Sprint.
  • Sự linh hoạt: Scrum là một phương pháp Agile linh hoạt, cho phép thay đổi yêu cầu hoặc phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh kế hoạch phát triển dựa trên phản hồi đó.
  • Quản lý nhóm phát triển: Scrum sử dụng một số hội nghị để quản lý nhóm phát triển, bao gồm Sprint Planning, Daily Scrum, Sprint Review và Sprint Retrospective.
  • Tập trung vào giải quyết vấn đề: Scrum tập trung vào giải quyết vấn đề trong quá trình phát triển thông qua các cuộc họp và cuộc đánh giá tiến độ hàng ngày.
  • Điều chỉnh kế hoạch dựa trên phản hồi: Scrum liên tục cập nhật và điều chỉnh kế hoạch dựa trên phản hồi từ khách hàng và đánh giá quá trình phát triển.

2. Ưu nhược điểm của phần mềm Scrum

2.1 Ưu điểm:

  • Linh hoạt và thích nghi trong việc phát triển sản phẩm khi nhóm phát triển có thể thay đổi các yêu cầu của khách hàng trong mỗi Sprint để đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Scrum tập trung vào cung cấp giá trị cho khách hàng từ việc phân chia sản phẩm thành các Sprint, nhóm phát triển có thể tập trung vào việc phát triển các tính năng quan trọng và cung cấp giá trị cho khách hàng
  • Scrum giúp quản lý dự án hiệu quả khi sử dụng các cuộc họp và đánh giá tiến độ hàng ngày. Việc tập trung vào giải quyết các vấn đề và điều chỉnh kế hoạch dựa trên phản hồi cũng giúp tăng cường khả năng quản lý dự án.
  • Scrum tăng cường được tính tự trị của nhóm phát triển. Nhóm được tự quản lý và có trách nhiệm chung trong việc phát triển sản phẩm.
  • Giảm thiểu rủi ro trong việc phát triển sản phẩm bằng cách phân chia sản phẩm thành các Sprint và sử dụng phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh kế hoạch phát triển.

2.2 Nhược điểm:

  • Để triển khai hiệu quả, yêu cầu khi sử dụng Scrum cần có kỹ năng trong việc quản lý dự án. Nếu không có sự hỗ trợ và đào tạo đầy đủ, việc triển khai Scrum có thể gặp khó khăn.
  • Scrum yêu cầu phải được định nghĩa rõ ràng và chi tiết nếu không có thể dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình phát triển
  • Luôn phải lắng nghe ý kiến phản hồi và thay đổi theo khách hàng nên sẽ kéo dài quá trình khi có quá nhiều yêu cầu thay đổi của khách hàng.
  • Khó khăn trong việc xác định ngân sách và thời gian.

3. Cách sử dụng Scrum trong quản lý dự án

Scrum chia dự án thành các vòng lặp phát triển gọi là các sprint. Mỗi sprint thường mất 2-4 tuần (30 ngày) để hoàn thành. Nó rất phù hợp cho những dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ xử lý cao.

3.1 Tổ chức Backlog (Backlog Grooming)

Product Owner (PO) - người định hướng sản phẩm hướng tới tầm nhìn đã được đề ra. PO cần có sự nhạy bén với thị trường, khách hàng để đưa ra sự thay đổi khi cần thiết. PO là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và nhóm sản xuất. Họ sẽ tiếp nhận ý kiến từ 2 chiều và được ra các công việc phù hợp trong tương lai.

3.2 Kế hoạch nước rút (Sprint Planning)

Lên kế hoạch định hướng cho đội ngũ phát triển. Việc lập kế hoạch bao gồm việc lựa chọn các yêu cầu phải phát triển. Sau đó, phân tích, nhận biết các công việc phải làm kèm theo thời gian để hoàn thành các tác vụ.

Kế hoạch không diễn ra duy nhất một lần mà sẽ cần được lặp đi lặp lại, có sự thích nghi với các tình hình thực tiễn trong tiến trình đi đến sản phẩm.

3.3 Cuộc họp hàng ngày (Daily Meeting)

Cuộc họp ngắn được tổ chức vào một khung giờ nhất định và diễn ra hàng ngày. Nội dung thảo luận trong cuộc họp để trao đổi về các công việc đã làm của hôm trước và đưa ra công việc phải làm trong ngày hôm nay, các khó khăn đang gặp phải.

3.4 Đánh giá Sprint (Sprint Review)

Sprint Review là cuộc họp kế hoạch cuối của Sprint nhằm dùng thử đánh giá sản phẩm và thảo luận hướng đi tiếp theo và mọi thứ cần điều chỉnh.

3.5 Họp cải tiến (Sprint Retrospective)

Với sự hỗ trợ của Scrum, nhóm phát triển dự án sẽ rà soát lại toàn diện Sprint vừa qua và tìm cách cải tiến quy trình làm việc cũng như bản thân sản phẩm nâng cao hiệu suất công việc. Dựa trên kết quả đánh giá và xác định tiến độ, Product Owner và nhóm phát triển sẽ hợp tác để lập kế hoạch cho Sprint tiếp theo.

Tạm kết

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, Scrum ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các dự án phần mềm lớn và có tính phức tạp cao. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công trong việc áp dụng Scrum, các doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch cụ thể và thúc đẩy các thành viên trong nhóm phát triển thích nghi với quy trình phát triển mới. Stringee hiện đang là công ty công nghệ áp dụng tốt việc xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển sản phẩm. Cùng theo dõi stringee.com để cập nhật thêm các kiến thức mới nhất về ngành lập trình.