Trong ngành công nghệ thông tin, lập trình viên (developer) là một trong những vị trí quan trọng trong quá trình phát triển các sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được năng lực của một lập trình viên, chúng ta cần phân biệt các level developer như Intern, Fresher, Junior và Senior. 

Mỗi cấp độ đều có vai trò, trách nhiệm và kinh nghiệm khác nhau trong quá trình làm việc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cấp độ này để có thể lựa chọn đúng đội ngũ phát triển phần mềm cho dự án của mình.

Phân Biệt Các Level Developer

Intern

Intern developer là vị trí dành cho các sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, đang tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Vị trí này thường được hướng dẫn, hỗ trợ, và giám sát bởi các lập trình viên có kinh nghiệm hơn trong đội nhóm.

Công việc của một intern developer thường là học hỏi kiến thức về lập trình, các công nghệ liên quan. Ngoài ra, vị trí này sẽ được thực hiện các công việc đơn giản như viết code, kiểm thử phần mềm, tìm hiểu các phương pháp phát triển phần mềm, đưa ra ý tưởng đóng góp cho dự án. Đồng thời, intern developer cũng nhận nhiệm vụ hỗ trợ cài đặt phần mềm, xử lý các vấn đề kỹ thuật đơn giản, lập trình các chức năng cơ bản cho sản phẩm.

Đối với các lập trình viên mới, giai đoạn intern là quãng thời gian quan trọng để tiếp cận với thực tế công việc, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Qua đó, họ có thể phát triển bản thân và trở thành những lập trình viên có năng lực trong tương lai.

Fresher

Fresher Developer là vị trí dành cho các bạn sinh viên ngành IT mới ra trường. Đa phần những Fresher đều là người đã được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đang cần tìm một môi trường phù hợp để ứng dụng, triển khai. Do đó, các công ty tuyển fresher developer đều chuẩn bị các khóa đào tạo ngắn hạn để bổ sung kiến thức và quy trình làm việc của công ty.

Vị trí này thường được giao nhiệm vụ phân tích các yêu cầu của khách hàng, đưa ra giải pháp và thiết kế hệ thống. Ngoài ra, họ phải thực hiện việc lập trình các ứng dụng hoặc phần mềm, cài đặt các công cụ và thực hiện các thử nghiệm để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của sản phẩm.

Fresher Developer phải luôn cập nhật các kỹ năng mới và học hỏi các công nghệ mới để có thể phát triển sản phẩm tốt hơn và cải thiện chất lượng sản phẩm. Họ cũng phải tham gia các khóa học và chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng của mình.

Junior

Junior developer dành cho những lập trình viên có ít kinh nghiệp chuyên môn, kinh nghiệm từ 6 tháng đến 1 năm. Những lập trình viên ở vị trí này đã có kinh nghiệm và kỹ năng nhưng hầu như vẫn chưa đạt được trình độ chuyên sâu. Họ có thể hiểu biết nhất định về công nghệ, lập trình nhưng cần phải rèn luyện lên trình độ cao cấp.

Trong một đội nhóm, vị trí này sẽ giải quyết các công việc không quá phức tạp, đối với những vấn đề khó hơn thì cần có sự hỗ trợ của các senior. Lúc này, lập trình viên ở vị trí junior sẽ tập trung viết code hoặc làm những dự án nhỏ. 

Junior là giai đoạn để lập trình viên học tập và rèn luyện kỹ năng và chuyên môn để trở thành một Senior developer.

Senior

Senior developer là những lập trình viên có ít nhất từ 4 đến 10 năm trong lĩnh vực công nghệ. Ở vị trí này, lập trình viên được yêu cầu phải có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống phức tạp, có tư duy logic và sự sáng tạo trong phát triển phần mềm. Họ phải có khả năng đưa ra các giải pháp thiết kế tốt và sử dụng các công nghệ mới nhất để tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Senior Developer phải thường xuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ phải có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới và cải thiện sản phẩm hiện có.

Ngoài ra, những người ở vị trí senior cần có trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn các nhân viên khác trong đội. Họ cần đảm bảo rằng các nhân viên hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu và quy trình công việc, đồng thời hỗ trợ nhân viên để hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

Tech Lead

Vị trí tech lead đòi hỏi lập trình viên cần có ít nhất 7 năm kinh nghiệm. Với vai trò là lập trình viên, tech lead cũng cần có những kỹ năng chuyên môn tương tự như senior developer tuy nhiên cấp này đòi hỏi trình độ cao cùng với khả năng quản lý đội nhóm và tinh thần trách nhiệm cao. 

Tech lead lại đơn thuần là vai trò kỹ thuật, phù hợp với những bạn không phù hợp với việc quản lý. Các lập trình viên ở cấp này thường viết code trên một hệ thống phức tạp hơn, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm chủ yếu nghiêng về lập trình patterns và anti-patterns để hoạch định ra kết cấu của một phần mềm thành công.

Lời Khuyên Cho Lập Trình Viên Trên Lộ Trình Phát Triển Nghề Nghiệp 

Không chỉ là lập trình viên, mà với bất kỳ ngành nghề nào, bạn cần có một niềm đam mê nhất định đối với công việc và có ý chí bền bỉ để chinh phục các nấc thang trong sự nghiệp. 

Nếu bạn đang là sinh viên học ngành IT và có định hướng trở thành một lập trình viên trong tương lai, bạn sẽ phải xuất phát từ những vị trí sơ cấp nhất là intern hoặc fresher. Sau đó, bạn sẽ cần học hỏi nhiều và rèn luyện khả năng chịu áp lực với khối lượng công việc lớn, tiến độ dự án, v..v. 

Vì vậy, nỗ lực luôn là yếu tố then chốt trên con đường chinh phục lộ trình phát triển nghề nghiệp của lập trình viên.

Tổng Kết 

Như vậy, bạn đã có thể phân biệt các level developer từ Intern, Fresher, Junior, đến Senior. Việc hiểu rõ về các cấp độ này không chỉ giúp cho nhà tuyển dụng lựa chọn đội ngũ phát triển phần mềm phù hợp mà còn giúp cho các lập trình viên biết được mình đang ở vị trí nào và nên phát triển kỹ năng nào để tiến tới các cấp độ cao hơn. 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc nắm bắt được kiến thức và kinh nghiệm phát triển phần mềm là rất quan trọng để có thể tồn tại và phát triển trong ngành nghề này. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt các cấp độ phát triển viên.