Sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng về CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự bứt phá về kỹ thuật số hóa và công nghệ số. Trước sự tác động mạnh mẽ ấy, nhiều hoạt động sản xuất truyền thống có sự thay đổi lớn, tạo cơ hội cho ngành Business Analyst lên ngôi. Vậy để trở thành Business Analyst cần có những kỹ năng gì và cách xây dựng lộ trình để thăng tiến trong ngành như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Công việc và những kỹ năng cần có của Business Analyst

Business Analyst (BA) là người phân tích và giải quyết các vấn đề kinh doanh của công ty bằng cách nghiên cứu, thu thập phân tích dữ liệu. Các nhiệm vụ của một Business Analyst bao gồm:

1.1 Phân tích yêu cầu

Business Analyst phải tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, đối tác hoặc bộ phận nội bộ của công ty. Yêu cầu có thể liên quan đến một sản phẩm mới, một dự án hoặc việc cải thiện quy trình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi BA phải nghiên cứu tài liệu kĩ lưỡng, họp nhóm phân tích để hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.

1.2 Đề xuất và đưa ra giải pháp

Sau khi thu thập, phân tích và hiểu rõ dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh. Các dữ liệu này bao gồm doanh thu, chi phí, khách hàng, sản phẩm, quy trình hoặc các chỉ số hiệu suất kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Giải pháp này có thể bao gồm thiết kế sản phẩm mới, cải thiện quy trình hiện tại hoặc đề xuất các giải pháp khác.

1.3 Làm việc với các bộ phận khác

Business Analyst sẽ phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty như nhận sự, kế toán, marketing, kỹ thuật để hiểu rõ các quy trình đảm bảo rằng các giải pháp đề xuất đáp ứng được các yêu cầu của các bộ phận đó.

1.4 Giám sát và đánh giá

Business Analyst sẽ giám sát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp và đưa ra các báo cáo, phân tích để đáp ứng được nhu cầu khách hàng và thực hiện chúng một cách hiệu quả. 

Công việc và những kỹ năng cần có của một Business Analyst (BA)

2. Học gì để trở thành Business Analyst

Business Analyst là một ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Để trở thành một Business Analyst sẽ phải trải qua quá trình đào tạo bài bản. Dưới đây là những ngành học để trở thành BA:

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)

Ngành đầu tiên đào tạo BA bài bản đó là ngành Công nghệ thông tin. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được lựa chọn các chuyên ngành khác nhau như kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, mạng máy tính, v.v

Sinh viên ngành CNTT theo đuổi vị trí Business Analyst tại các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp công nghệ sẽ có lợi thế hiểu rõ các kiến thức liên quan đến kỹ thuật như cách xây dựng, vận hành, phát triển và bảo trì các hệ thống phần mềm.

Ngoài việc nắm vững kiến thức về CNTT thì sinh viên học ngành này có thể học hỏi thêm các nghiệp vụ kinh doanh, kinh tế cũng như các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, v.v

Ngành công nghệ thông tin (IT)

Ngành hệ thống Thông tin quản lý

Sinh viên theo học ngành hệ thống thông tin quản lý có nền tảng vững chắc về kinh doanh và công nghệ thông tin rất phù hợp để theo đuổi Business Analyst. Ngành Thông tin quản lý giúp sinh viên học được cách thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống thông tin trong môi trường kinh doanh. Các kiến thức và kỹ năng của sinh viên trong ngành này bao gồm:

  • Kinh tế
  • Công nghệ thông tin
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Các kỹ năng mềm trong kinh doanh

Ngành hệ thống Thông tin quản lý

Ngành Kinh tế - Quản lý

Các ngành trong lĩnh vực Kinh tế - Quản lý là một trong những nhóm ngành rất phù hợp cho việc trở thành Business Analyst. Các ngành này đào tạo về kinh doanh, quản lý và các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh giúp sinh viên nắm rõ các kiến thức cần thiết để hiểu và phân tích các yêu cầu kinh doanh của khách hàng.

Tuy nhiên nhược điểm của nhóm ngành này là sinh viên sẽ thiếu kiến thức liên quan tới CNTT. Do đó, họ sẽ gặp khó khăn khi làm những việc đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp công nghệ.

Ngành kinh doanh quản lý

Tham gia các khóa học có chứng chỉ

Các khóa học có chứng chỉ như Business Analysis Foundation, BABOK (Business Analysis Body of Knowledge), Agile Business Analysis, Scrum Master có thể giúp bạn học hỏi thêm về các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một Business Analyst.

3. Lộ trình thăng tiến của Business Analyst

Thăng tiến vị trí Business Analyst (BA) là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực và sự phát triển kỹ năng liên tục. Dưới đây là một số bước và lộ trình để thăng tiến vị trí Business Analyst:

Hoàn thành các bước tiên quyết

Bạn cần có một bằng cử nhân hoặc cao hơn trong các lĩnh vực Kinh doanh, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc tương tự.

Tìm hiểu và hiểu rõ vai trò của một Business Analyst

Nghiên cứu về công việc, tìm hiểu kỹ năng và nhiệm vụ cơ bản của một Business Analyst để có thể chuẩn bị cho sự thăng tiến của mình.

Xây dựng kỹ năng và kinh nghiệm

Bạn có thể tham gia vào các khóa học, chứng chỉ hoặc các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình về lĩnh vực này. Ngoài ra, có thể tham gia các dự án cấp thấp hoặc thực tập để có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Tìm hiểu cơ hội thăng tiến

Trong môi trường làm việc bạn có thể tìm kiếm được những cơ hội thăng tiến bằng các dự án lớn hơn, có trách nhiệm quản lý nhóm hoặc dẫn dắt các dự án nhỏ hơn.

Xây dựng mối quan hệ và networking

Networking là một yếu tố quan trọng trọng việc thăng tiến của một Business Analyst bằng việc kết nối giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh vực của mình, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với những người có cùng sở thích và tầm nhìn.

Phát triển kỹ năng mềm

Ngoài kỹ năng chuyên môn, Business Analyst còn cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Học cách phát triển các kỹ năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trở thành một Business Analyst thành công.

Tạm kết

Với nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá, tối ưu hóa quy trình và cải tiến sản phẩm, Business Analyst đang dần trở thành một trong những ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Cùng với đó là một lộ trình thăng tiến trong công việc chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều tiềm năng phát triển trong sự nghiệp và thành công trong tương lai