Nếu bạn đang quan tâm đến việc trở thành một Backend Developer thì đây là bài viết mà bạn tìm kiếm cho backend roadmap. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một lộ trình chi tiết để trở thành một Backend Developer chuyên nghiệp, bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao, các công cụ và framework phổ biến, cách thực hành và cải thiện kỹ năng.
1. Backend developer là gì?
Backend (hay còn gọi là back-end) là một phần trong kiến trúc của một ứng dụng hoặc trang web, chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ dữ liệu, quản lý tài nguyên, xử lý các yêu cầu từ phía client (trình duyệt, ứng dụng di động, ...) và cung cấp dữ liệu cho phía client. Backend thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, PHP, Ruby, C# và sử dụng các framework và thư viện để tiết kiệm thời gian và tăng tính ổn định cho ứng dụng. Backend là một phần quan trọng của hệ thống và yêu cầu kiến thức chuyên sâu về lập trình và các kỹ thuật xử lý dữ liệu.
2. Backend Roadmap - Lộ trình để trở thành một Backend Developer
Lộ trình trở thành một Backend Developer
2.1. Lựa chọn một ngôn ngữ
Có vô vàn ngôn ngữ mà bạn có thể lựa chọn để học hỏi. Với những người mới bắt đầu, ngôn ngữ Scripting là một lựa chọn tốt bởi tính phổ biến của chúng sẽ giúp bạn có thể học hỏi và tiến bộ nhanh hơn. Khi bạn có kiến thức về Front-end thì Node.js là lựa chọn tốt.
Trong trường hợp bạn đang làm về Backend và đã biết một số ngôn ngữ Scripting nên học thêm 1 ngôn ngữ thuộc nhóm Functional hoặc Multiparadigm để mở rộng hiểu biết và giúp bạn có cái nhìn rộng hơn.
2.2. Học Package Manager
Sau khi đã có kiến thức về một ngôn ngữ và lập trình được một số ứng dụng, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng Package Manager (PM) cho ngôn ngữ đó. Sử dụng thành thạo PM là yêu cầu tiên quyết đối với vị trí Backend Developer. Nếu bạn học PHP, bạn cần biết thêm về Composer, Node.Js có NPM hoặc Yarrn, Python có Pip còn Ruby thì là RubyGems.
2.3. Học về testing
Bạn có thể bắt đầu học viết Integration test và Unit test trong ứng dụng của mình. Ngoài ra, các thuật ngữ test như mocks, studs, … bạn cũng nên tìm hiểu và nắm chắc khái niệm. Đối với phần này, bạn có thể luyện tập bằng cách viết unit test cho các task đã làm trước đó, đồng thời tìm hiểu và tính toán phạm vi cover cho các test đã viết.
2.4. Tìm hiểu về database
Tìm hiểu các duy trì dữ liệu của bạn trong Relational Database. Trước khi bạn chọn 1 công cụ để học, bạn cần hiểu các thuật ngữ cơ sở dữ liệu khác nhau như key, index, chuẩn hóa, bộ dữ liệu... Những kiến thức bạn nên học gồm có MySQL. MariaDB và PostgreQuery. Bạn nên bắt đầu với MySQL để có thể tiếp cận dễ hơn trong những phần sau đó.
2.5. Học về Framework
Tùy vào dự án và ngôn ngữ bạn lựa chọn, bạn có thể cần hoặc không cần đến framework. Mỗi ngôn ngữ sẽ phù hợp với một loại framework khác nhau, nên bạn cần xem xét ngôn ngữ mình đang sử dụng để chọn framework phù hợp.
Đối với PHP, bạn nên chọn Laravel hoặc Symfony, còn với micro-framework thì nên chọn Lumen hoặc Slim. Nếu bạn học Node.js, Express.js là một trong những lựa chọn tốt nhất.
2.6. Các kiến thức cần học khác
Để bạn trở nên hoàn thiện trên backend roadmap để trở thành một backend developer toàn diện, bạn phải đầu tư thêm nhiều thời gian tìm hiểu vô vàn các kiến thức khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp những kiến thức mà bạn nên tìm hiểu.
Cache
Bạn nên biết cách triển khai caching trong các ứng dụng của mình. Hiểu cách sử dụng Redis hoặc Memcached và triển khai cache trong ứng dụng mà bạn đã xây dựng.
No SQL Database
NoSQL là viết tắt của "Not Only SQL", là một loại hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phi quan hệ, không sử dụng cấu trúc dữ liệu bảng và SQL truy vấn như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System - RDBMS). NoSQL được thiết kế để xử lý các tác vụ với dữ liệu lớn, phân tán trên nhiều máy tính và được đánh giá là đáp ứng tốt hơn cho các ứng dụng web quy mô lớn, đòi hỏi tốc độ xử lý cao, tính mở rộng và linh hoạt cao. Một số ví dụ về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến là MongoDB, Cassandra, Redis, Couchbase, Neo4j, và HBase.
Tạo RESTful APIs
Hiểu về REST, học cách tạo API RESTful và đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ các phần về REST từ tài liệu gốc của Roy Fielding.
Message brokers
Message broker là một hệ thống trung gian để chuyển đổi thông điệp (message) giữa các ứng dụng khác nhau. Nó được sử dụng để xử lý và truyền thông điệp giữa các thành phần trong hệ thống phân tán, như các microservice hay các ứng dụng xử lý dữ liệu lớn (big data). Bạn nên học về các message broker và nắm được khi nào nên sử dụng chúng. RabbitMG và Kafka là những lựa chọn phổ biến nhất.
Công cụ tìm kiếm (Search engines)
Với sự phát triển của các ứng dụng, các truy vấn đơn giản ở database sẽ không được ra và cần dùng đến công cụ tìm kiếm. Bạn có thể lựa chọn nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau như ElasticSearch, Solr, Sphinx.
Docker
Docker là một nền tảng ảo hóa dịch vụ, cho phép bạn đóng gói và chạy các ứng dụng trong các container độc lập với môi trường. Docker giúp tối ưu hóa quá trình triển khai và vận hành ứng dụng, cung cấp một cách tiếp cận đơn giản, linh hoạt và tiết kiệm tài nguyên so với các phương pháp ảo hóa truyền thống.
Web Socket
WebSocket là một công nghệ cho phép thiết lập một kết nối liên tục (persistent connection) giữa client và server để truyền tải dữ liệu hai chiều (bidirectional) thông qua một kênh (channel) duy nhất. Điều này cho phép client và server trao đổi dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương thức truyền tải dữ liệu truyền thống như HTTP.
Web Server
Học cách giải quyết với các máy chủ là một điều vô cùng cần thiết. Tìm hiểu về web server chủ yếu là tìm ra sự khác biệt giữa các máy chủ khác nhau, biết các giới hạn và các tùy chọn cấu hình có sẵn khác nhau và biết cách viết các ứng dụng có thể tối ưu các hạn chế này.
Một số web server bạn có thể tìm hiểu như Apache, Nginx, Caddy, MS IIS.
GraphQL
GraphQL là một ngôn ngữ truy vấn (query language) và cũng là một cách thức truyền tải dữ liệu giữa client và server. Khác với REST API truyền thống, GraphQL cho phép client yêu cầu chính xác những dữ liệu cần thiết và trả về chính xác những dữ liệu đó, giúp tối ưu hóa tốc độ truyền tải dữ liệu và tối thiểu hóa lượng dữ liệu được truyền tải.
Graph Database
Graph database là một loại cơ sở dữ liệu (database) được thiết kế để lưu trữ và truy vấn dữ liệu dưới dạng đồ thị (graph), trong đó các đối tượng (node) được đại diện bởi các điểm trên đồ thị và các mối quan hệ (edge) giữa các đối tượng được đại diện bởi các cạnh nối giữa các điểm.
Các ví dụ về graph database bao gồm Neo4j, Amazon Neptune, Apache TinkerPop và ArangoDB.
3.6. Liên tục học hỏi
Khi bạn sẵn sàng bước vào lộ trình để trở thành một backend developer, bạn sẽ phải sẵn sàng với những kiến thức mới mẻ và ngày một phức tạp. Nếu có sự tập trung, sự quyết tâm chinh phục backend roadmap, bạn sẽ có một tinh thân khao khát học hỏi những điều mới lạ.
Chìa khóa của sự thành công chính là luyện tập không ngừng. Có thể hành trình đó sẽ càng ngày càng đáng sợ, bạn sẽ cảm thấy mình chẳng thể nắm bắt được điều gì, nhưng cũng đừng hoảng sợ, điều đó là bình thường và ai đi theo con đường này rồi cũng sẽ trải qua.
Tạm kết
Backend Roadmap trong bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các kỹ năng và công nghệ cần thiết để trở thành một Backend Developer. Để trở thành một chuyên gia Backend Developer, bạn cần phải tiếp tục học tập và cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực này.
Việc học tập có thể được thực hiện thông qua các khóa học trực tuyến, sách vở, blog, hội thảo, và thực hành các dự án thực tế. Điều quan trọng là bạn cần có tinh thần học tập liên tục và chủ động tìm kiếm kiến thức mới.
Stringee được giải quyết “nỗi đau” của doanh nghiệp về giao tiếp và chăm sóc khách hàng. Theo đó, sử dụng các tính năng nghe/gọi/chat của Stringee, doanh nghiệp và người dùng có thể tương tác dễ dàng, từ đó gia tăng chất lượng trải nghiệm dịch vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh với chi phí tối ưu hơn.