Agile là gì? Tại sao Agile là phương pháp trở thành xu hướng và quy trình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay? 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Agile bao gồm khái niệm, lợi ích, và các phương pháp quản lý theo quy trình Agile. Hãy bắt đầu hành trình khám phá Agile và những lợi ích mà nó mang lại trong việc phát triển phần mềm hiệu quả và đáp ứng yêu cầu khách hàng ngày càng cao.

1. Agile là gì?

Agile là một phương pháp tiếp cận lặp đi lặp lại trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Phương pháp này tập trung vào sự linh hoạt, tương tác và thay đổi trong quá trình phát triển.   

2. Lợi ích của Agile

2.1. Phản hồi liên tục

Quy trình phát triển phần mềm Agile giúp cho việc thu thập ý kiến từ khách hàng và các bên liên quan từng giai đoạn phát triển. Việc này tạo điều kiện cho việc phản hồi liên tục và sớm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng đúng yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

2.2. Tăng chất lượng sản phẩm

Agile yêu cầu sử dụng các phương pháp như kiểm thử liên tục, phát triển liên tục và lập trình theo cặp. Từ đó chất lượng sản phẩm được đảm bảo và tăng cao hơn. Các vấn đề và lỗi được phát hiện và giải quyết sớm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự tin cậy của sản phẩm.

2.3. Tối ưu hóa quy trình làm việc

Phương pháp phát triển phần mềm này khuyến khích sự cải tiến liên tục trong quy trình phát triển. Nhóm phát triển có thể đánh giá và điều chỉnh các hoạt động, tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu lãng phí.

2.4. Khả năng thích ứng nhanh chóng

Agile cho phép nhóm phát triển thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong yêu cầu và môi trường kinh doanh. Nhờ vào sự linh hoạt của Agile, các dự án có thể điều chỉnh và thay đổi hướng phát triển dễ dàng khi cần thiết.

3. Các phương pháp quản lý theo quy trình Agile 

Quy trình làm việc với mô hình agile

Phương pháp Agile có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như Scrum, Kanban, Extreme Programming (XP), và nhiều hơn nữa. Các phương pháp này thường áp dụng các quy trình và các công cụ để đảm bảo sự linh hoạt và tương tác trong quá trình phát triển phần mềm.

4.1. Phương pháp Scrum

Scrum là một khuôn khổ Agile nhẹ được các nhà quản lý dự án dùng để kiểm soát dự án lặp đi lặp và gia tăng. Phương pháp tập trung vào việc tổ chức và quản lý công việc trong các đợt phát triển ngắn gọi là Sprint. 

Product Owner, Scrum Master (Người điều hành Scrum) và Scrum Team là những vai trò quan trọng trong Scrum. Product Owner đại diện cho khách hàng và quản lý Product Backlog. Scrum Master đảm bảo quy trình Scrum được thực hiện đúng cách và giúp team vượt qua các trở ngại.

Phương pháp quản lý này tăng cường sự tương tác, khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh chóng trong quá trình phát triển phần mềm. Từ đó, tạo điều kiện để theo dõi tiến độ, sự phát triển liên tục và phản hồi thường xuyên từ khách hàng.

4.2. Phương pháp Kanban

Trong tiếng Nhật, Kanban có nghĩa là thẻ thị giác trong đó từ ‘kan’ là thị giác và từ ‘ban’ là thẻ. Kanban được sử dụng đầu tiên ở công ty Toyota vào những năm 40 để nhắc nhở các nhân viên trong quy trình những việc cần làm và bộ phận lắp ráp trong dây chuyền. 

Phương pháp này dựa trên sự tối ưu hóa luồng công việc và tạo ra một hệ thống hiển thị trực quan để quản lý và theo dõi tiến trình công việc. 

Kanban ngày càng phổ biến giữa các nhóm thực hành phát triển phần mềm Lean.

Phương pháp Kanban giúp tăng cường khả năng quản lý công việc, tối ưu hóa quy trình làm việc và đạt được sự linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiến trình công việc, giúp đảm bảo tính đồng nhất và tăng cường sự tương tác trong đội ngũ.

4.3. Phương pháp Extreme Programming

Extreme Programming (XP) hay lập trình cực đoan là một phương pháp phát triển phần mềm nhằm tối đa hóa chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Đây là cách tiếp cận có kỷ luật tập trung vào tốc độ và phân phối liên tục. Phương pháp XP có mục tiêu để nâng cao khả năng đáp ứng với yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phần mềm.

Tạm kết 

Câu hỏi ‘Agile là gì?’ đã được trả lời đầy đủ trong bài viết này. Ngoài ra, bạn còn nắm rõ được lợi ích và các phương pháp quản lý theo mô hình Agile (Scrum, Kanban, hay XP). 

Thay vì tuân theo mô hình Waterfall truyền thống, Agile tập trung vào sự thích ứng nhanh chóng với thay đổi và tạo ra các phiên bản phần mềm nhỏ, có thể kiểm tra và cải thiện liên tục. Bằng cách áp dụng Agile vào công việc, bạn có thể thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu khách hàng ngày càng thay đổi.


Stringee API giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bằng cách thêm tính năng gọi thoại, gọi hình vào app/web của mình nhanh chóng mà không cần nghiên cứu các công nghệ khó (VoIP, xử lý Video,...) cũng như không cần duy trì 1 hệ thống máy chủ VoIP phức tạp, cồng kềnh. Ngoài ra, Bạn có thể tuỳ chỉnh hoàn toàn giao diện cũng như trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho ứng dụng của mình. Stringee API cũng Hỗ trợ Mobile SDK (iOS, Android, React Native, Phonegap), JavaScript SDK cũng như REST API cho phần backend để bạn tích hợp nhanh chóng vào sản phẩm của mình.