1. Giới thiệu về các kiểu dữ liệu trong Python

Trong phần khởi đầu, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các kiểu dữ liệu có trong Python. Dưới đây là các kiểu dữ liệu build-in(được hỗ trợ sẵn) có trong Python:

  • Text Type: str
  • Numeric Types:  int, float, complex
  • Sequence Types: list, tuple, range
  • Mapping Type: dict
  • Set Types: set, frozenset
  • Boolean Type: bool
  • Binary Types: bytes, bytearray, memoryview

Chúng ta hoàn toàn có thể lấy được kiểu dữ liệu của một biến bằng cách sử dụng hàm type():

Chúng ta có thể thấy Python đã in ra kiểu của biến x là int.

2. Các kiểu dữ liệu số trong Python

Giống với hệ thống số trong toán học chúng ta đã biết, Python hỗ trợ các kiểu dữ liệu số integer(số nguyên), float(số thực), complex(số phức). Các lớp số này được gọi chung trong Python là kiểu numeric(kiểu số).

2.1. Integer

Viết tắt là int, là các số nguyên dương hoặc nguyên âm. Số nguyên trong Python sẽ không bị giới hạn độ dài.

Ví dụ:

2.2. Float

Là lớp số thực được biểu diễn trong Python. Chúng biểu diễn cho các số thực có sử dụng dấu phẩy động, các số này có thể được biểu diễn bằng các ký hiệu e hoặc E.

Ví dụ: 1.3e2 tương đương 1.3 x 102

2.3. Complex

Biểu diễn cho lớp số phức có dạng a + bj. Trong đó a, b là phần thực và j là phần ảo.

Ví dụ:

Ngoài các kiểu số tự nhiên, các lập trình viên hoàn toàn có thể thao tác với các hệ số nhị phân, thập lục phân và bát phân. 

Để có thể đi sâu vào các kiểu hệ số khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm cách biểu diễn các hệ số này trong Python nhé.

3. Các kiểu dữ liệu chuỗi ký tự trong Python

Kiểu ký tự chuỗi hay còn được gọi là string ở trong Python là một dãy các ký tự. Python string là một dãy các ký tự unicode cùng với toàn bộ các ký tự trong tất cả các ngôn ngữ lập trình.

Để khai báo biến có kiểu string, chúng ta sẽ đặt chuỗi ở trong ngoặc kép hoặc dấu nháy đơn. Chúng ta có thể theo dõi ví dụ dưới đây:

Chúng ta hoàn toàn có thể biểu diễn một khối ký tự(block) bằng cách sử dụng ba dấu ngoặc kép hoặc nháy đơn:

str = '''This is first line
This is second line'''
print(str)

Kết quả thu được từ đoạn code trên sẽ là:

Như tôi đã phân tích ở trước, chuỗi trong Python là một mảng. Chính vì vậy, chúng ta có thể thao tác với chuỗi như là một mảng chứa nhiều các ký tự, các thao tác như truy cập ký tự tại một chỉ mục nhất định, cắt chuỗi, … đều có thể thực hiện được:

str = 'ABCDE'
print(str[0])
print(str[:])
print(str[0:])
print(str[:4])
print(str[1:3])

Chúng ta có thể chạy đoạn code này:

4. Kiểu dữ liệu danh sách(list) trong Python

Danh sách (List) là một bộ sưu tập có thứ tự, được khai báo bằng việc đặt các phần tử của nó vào trong ngoặc vuông([]), các phần tử được phân cách bằng dấu phẩy(,). Tuy nó có thể lưu trữ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, đa số các list sẽ chứa các phần tử có chung kiểu dữ liệu. 

Một điểm cần lưu ý đó là list trong Python không giới hạn số lượng các phần tử. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể điền bao nhiêu phần tử vào một list tùy thích.

lst = []
lst2 = [12]

print(lst)
print(lst2)

Để truy cập các phần tử của danh sách, chúng ta có thể sử dụng chỉ mục(index). Index bắt đầu từ 0, vì vậy một danh sách gồm năm phần tử thì  sẽ có chỉ số từ 0 đến 4. Nếu cố tình truy cập vào một chỉ mục không hợp lệ sẽ gây ra lỗi IndexError. Các index phải là số nguyên và không thể là float hay các kiểu dữ liệu nào khác.  Nếu không, các loại dữ liệu khác sẽ tạo ra lỗi TypeError.

lst = []
lst2 = [12]
print(lst)
print(lst2)
print(lst2[0])

Python cho phép lập chỉ mục âm cho các chuỗi. Để dễ hiểu thì index âm được sử dụng khi đếm ngược các phần tử của một chuỗi ngược từ cuối lên đầu Để loại bỏ những phần tử đã cho bạn có thể sử dụng lệnh remove() hoặc muốn loại bỏ một phần tử tại một index nhất định thì có thể sử dụng hàm pop(), hàm này giúp loại bỏ phần tử và trả về phần tử cuối cùng nếu index không được chỉ định. Thêm vào đó với phương thức clear() bạn cũng có thể dùng để xóa toàn bộ các phần tử có trong list

5. Tuples

Là một trong bốn kiểu dữ liệu được tích hợp sẵn bởi Python. Một tuples là một tập hợp các phần tử có sự lưu trữ vị trí và không thể bị thay đổi(immutable).

thistuple = ("apple""banana""cherry")
print(thistuple)

Vì tuples cũng là một phần tử nên chúng ta hoàn toàn có thể truy cập nó như cách chúng ta làm với một danh sách. 

thistuple = ("apple""banana""cherry")
print(thistuple)
print(thistuple[0])

Mặc dù chứa toàn bộ các đặc tính của danh sách, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng một tuple có thứ tự được định sẵn và không thể bị thay đổi.

Điều tương tự cũng xảy ra với các phần tử của nó, chúng ta không thể thêm hay bớt sửa đổi các phần tử ở trong một tuples. Tuy nhiên, tuples lại cho phép chúng ta tạo ra chúng với các phần tử có thể lặp lại.

Kết luận

Đến đây các bạn đã bắt đầu hình dung được phần nào về Python rồi đúng không? Hãy cùng chờ đón những bài học tiếp theo về các câu lệnh, cấu trúc dữ liệu trong Python nhé.